Chào mừng bạn đến với Daotaoaffiliate
0837326789

Yield Farming là gì? Thông tin về Yield Farming từ A – Z

5/5 - (5 bình chọn)

Yield Farming đang là mô hình kiếm tiền cực hot trong cộng đồng Crypto. Vậy Yield Farming là gì? mà nó đã tạo ra một tiếng vang lớn như vậy trong thế giới tiền điện tử, chúng ta hãy tìm hiểu chúng trong bài viết sau đây nhé.

Yield Farming là gì?

Yield Farming là gì?
Yield Farming là gì?

Yield Farming là một cách để mọi người tạo thu nhập thụ động bằng cách cung cấp tính thanh khoản. Tức là gửi tiền điện tử cho các pool thanh khoản DeFi hoặc các pool staking.

Nói tóm lại, người dùng sẽ khóa tiền của họ vào một ứng dụng DeFi. Sau đó dự án sẽ tự động trả cho những “nông dân năng suất” bằng phần thưởng tiền điện tử theo thời gian.

Mô hình Yield Farming này giống như khi bạn gửi tiền vào ngân hàng. Sau đó bạn sẽ nhận được tiền lãi. Giờ đây bạn sẽ gửi tiền điện tử thông qua các nền tảng cho vay và nhận được lãi là crypto.

Những phần thưởng này thường được trả dưới dạng token.

Khi quản trị mà các dự án DeFi sử dụng làm công cụ giống như vốn chủ sở hữu để tạo điều kiện quản lý cộng đồng và đôi khi là phí giao dịch mà tất cả các nhà cung cấp thanh khoản (LP) kiếm được trên các sàn giao dịch phi tập trung như Sushi và Curve.

Lịch sử ngắn gọn về Yield Farming

Synthetix, giao thức tài sản tổng hợp trên chuỗi đã đi tiên phong trong Yield Farming. Vào tháng 7 năm 2019 khi bắt đầu thưởng token quản trị SNX cho nhà cung cấp thanh khoản (LP) sETH / ETH của dự án trên Uniswap V1.

Một năm sau, giao thức cho vay Compound Finance đã khởi động chương trình Yield Farming. Với mục đích tập trung vào token quản trị COMP.

Chương trình vẫn đang diễn ra, trao token COMP cho người vay và người cho vay của Compound. HÌnh htuwcs này dựa trên mức độ phù hợp với mức độ hoạt động của những người dùng này.

Việc triển khai các Yield Farming COMP của Compound đã xúc tác sự gia tăng quan tâm đến việc khai thác thanh khoản. Mối quan tâm này đã tăng lên kể từ khi các loại cơ hội thu nhập thụ động này bắt đầu xuất hiện thường xuyên trên khắp DeFi.

Thật vậy, Yield Farming hiện là phương tiện chính cho các dự án DeFi mới nổi để khởi động các dự án của họ với tính thanh khoản.

Có những hình thức Yield farming nào?

Các hình thức Yield Farming
Các hình thức Yield Farming

Có hai kiểu Yield Farming chính: Yield Farm và Stake Farm. Về cơ bản, cả hai farming coin này đều đòi hỏi người dùng gửi tiền điện tử vào các hợp đồng thông minh. Yếu tố khác biệt là loại hợp đồng thông minh có liên quan.

1. Yield Farm LP

Trong Yield Farm LP, người dùng gửi tiền điện tử vào một hợp đồng thông minh. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho pool thanh khoản một cách có lập trình.

Một pool như vậy hoạt động như một cặp giao dịch phi tập trung giữa hai hoặc đôi khi nhiều tiền điện tử. Giao dịch được thực hiện bằng tiền điện tử do LPs cung cấp.

Để đổi lấy tiền gửi, ứng dụng DeFi sẽ thưởng LP bằng token. Ví dụ token SLP cho các nhà cung cấp thanh khoản Sushi. Những token này có thể được sử dụng để lấy các khoản tiền gửi cơ bản từ pool thanh khoản bất kỳ lúc nào cộng với bất kỳ khoản lãi nào bạn đã tích lũy.

Các token LP này rất quan trọng. Bởi vì các ứng dụng DeFi chạy các chương trình khai thác thanh khoản thiết lập giao diện stake để gửi các token LP này.

Điều này khóa thanh khoản của bạn và liên tục tự động kiếm cho bạn phần thưởng token quản trị miễn là token LP của bạn được stake.

2. Staking Farm

Trong một Staking Farm, người dùng gửi tiền điện tử vào một hợp đồng thông minh được lập trình staking pool. Thay vì là một cặp tiền giao dịch phi tập trung như trên, staking pool giống như một kho tiền chỉ cho một loại tài sản. Nó không tạo điều kiện cho giao dịch mà là nhận tiền gửi.

Các Farm này cung cấp trải nghiệm dễ dàng hơn cho mọi người so với Farm LP. Đó là bởi vì các staking farm chỉ yêu cầu người dùng ký gửi một tài sản duy nhất để kiếm thu nhập thụ động, trái ngược với việc phục vụ như một LP trên DEX.

Yield Farming hoạt động như thế nào?

Yield Farming có sự liên hệ mật thiết với mô hình Tạo lập Thị trường Tự động – AMM (Automated Market Maker). Các mô hình AMM phổ biến có thể kể đến như Uniswap, Mooniswap, Balancer…

Trong Yield Farming, các Liquidity Provider (viết tắt: LP) cung cấp thanh khoản vào các liquidity pool của giao thức. Liquidity pool hiểu đơn giản là smart contract có chứa tiền trong đó. Các pool này cho phép người dùng vay, cho vay hay giao dịch trao đổi giữa các token.

Doanh thu phát sinh của Liquidity Pool chính là phí giao dịch khi người dùng cuối thực hiện các hoạt động trong pool. Các hoạt động như vay, cho vay, trao đổi các token. Doanh thu này sẽ được chia lại cho LP theo tỷ lệ phần trăm thanh khoản mà họ đã cung cấp trong pool.

Ngoài doanh thu từ phí, một số giao thức còn triển khai bootstrapping liquidity cho protocol bằng cách phân phối token bản địa cho các LP đã cung cấp thanh khoản vào giao thức của họ (có thể trên toàn pool của giao thức hoặc một số pool được chỉ định). Đây được gọi là Liquidity Mining.

Liquidity Mining có thể hiểu là một khái niệm hẹp hơn Yield Farming. Cụ thể là LP sẽ ngoài việc nhận được tiền khi cung cấp thanh khoản, họ sẽ được nhận thêm một lượng token mới khác nữa

Các nền tảng Yield Farming nổi bật

Một số nền tảng Yield farming phổ biến trong DeFi:

  • MakerDAO: Dùng Maker mint đồng DAI, dùng DAI đi yield farming ở các giao thức khác như Compound.
  • Compound: Cung cấp thanh khoản vào Compound để farm COMP và kiếm được lợi nhuận từ hoạt động vay và cho vay.
  • Uniswap: Cung cấp thanh khoản vào pool để thu được phí giao dịch.
  • Balancer: Farm BAL và các token quản trị (governance token) khác hỗ trợ pool trên Balancer.
  • Synthetix: Dùng SNX mint sUSD, mang sUSD đi cung cấp thanh khoản ở các pool trên các nền tảng khác.
  • Aavee: Vay và cho vay tiền, cho vay nhanh (flash loan). Từ đó cung cấp thanh khoản ở các nền tảng khác, farm nhiều hơn.
  • Curve Finance: Cung cấp thanh khoản và thu được phí, lãi suất và CRV.
  • Earn Finance: Cung cấp thanh khoản và thu được phí, farm YFI.

Ảnh hưởng của Yield Farming

Sự ảnh hưởng của Yield Farming trong DeFi là không thể chối cãi được. DeFi đã có bước phát triển cực nhanh sau khi Compound ra mắt Liquidity Mining với token quản trị COMP.

Sau đó, sự kiện này đã kéo theo các dự án khác ra mắt chương trình tương tự để thu hút thanh khoản vào giao thức, khiến cho DeFi nóng lên hơn bao giờ hết.

Thanh khoản được đổ từ giao thức này sang giao thức khác. Lợi nhuận cao cộng thêm token quản trị tăng giá mạnh đã khiến nguồn vốn không hiệu quả (unproductive capital). Bắt đầu chuyển vào các giao thức Defi để thực hiện farming và kiếm lợi nhuận, trở thành nguồn vốn hiệu quả (productive capital).

Dòng tiền đang đổ vào DeFi nên các dự án DeFi liên tục xuất hiện với cách thức phân phối mới, tận dụng các giao thức có sẵn. Điển hình trong số đó có thể kể đến Yam Finance.

Kết quả: Tổng giá trị bị khoá (Total Value Locked – TVL) trong hệ sinh thái DeFi đã tăng hơn 7 lần, từ 1 tỷ lên 7 tỷ đô trong vòng 3 tháng

Các thuật ngữ quan trọng trong Yield Farming

Khi tham gia vào Yield Farming bạn sẽ bắt gặp một số thuật ngữ cần lưu ý như sau:

1. TVL là gì?

TVL là viết tắt của tổng giá trị tài sản bị khóa. TVL được sử dụng để chỉ số lượng tiền điện tử đã được gửi vào các nhóm thanh khoản hoặc staking pool cơ bản của farm.

Theo đó, mọi người trong DeFi sử dụng TVL tương tự như cách chỉ số tài sản được quản lý (AUM) được dùng trong tài chính truyền thống. Nếu bạn thấy rằng một Yield Farming cụ thể có TVL là 500 triệu USD, điều đó có nghĩa là hiện có 500 triệu USD được gửi vào trang trại đó.

2. APY và APR là gì?

Trong hệ sinh thái DeFi, các dự án sử dụng 2 tỷ số APR và APY để tính toán tỷ lệ phần trăm hàng năm để cho người dùng biết họ kiếm được bao nhiêu tiền lãi khi gửi vào các Yield Farming.

APR chỉ đơn giản là theo dõi số tiền lãi mà người gửi tiền sẽ kiếm được từ tiền điện tử của họ trong suốt một năm.Nếu một farm luôn cung cấp APR 5% và bạn cung cấp 100 USD cho trang trại đó, thì sau một năm, bạn sẽ có 105 USD.

Mặt khác, APY theo dõi số tiền ký quỹ sẽ kiếm được trong farm suốt thời gian 1 năm nếu thu nhập từ lãi suất của nó được tái đầu tư liên tục vào Yield Farming.

Cho dù một dự án sử dụng APR hay APY để theo dõi cơ hội lợi nhuận của nó.

Hãy nhớ rằng thu nhập của các farm biến động liên tục theo những thay đổi về người tham gia, lịch trình phân phối token và phí giao dịch. Theo nghĩa này, hãy nghĩ về APR hoặc APY chỉ là thông tin nhanh về hiệu suất hiện tại chứ không phải là lãi suất cố định.

Kể từ mùa hè DeFi năm ngoái 2020, những người dùng đã theo đuổi những dự án APY hàng nghìn phần trăm với mong muốn làm giàu nhanh chóng. Tuy nhiên, các giao thức này có thể có rủi ro cao và dễ bị lừa đảo.

Ưu và nhược điểm của Yield Farming

Ưu và nhược điểm Yeild Farming
Ưu và nhược điểm Yeild Farming

Vậy bạn có nên đầu tư vào Yeild Farming không? Hãy cũng tìm hiểu về ưu và nhược điểm của loại hình kiếm tiền này rồi tự đưa ra đáp án cho mình nhé:

1. Ưu điểm

  • Cho phép mọi người dễ dàng kiếm thu nhập thụ động từ tiền điện tử.
  • Cung cấp một loạt cơ hội, từ các yield farming ít người dùng đến các yield farming cao tích cực.
  • Cung cấp cho người dùng khả năng tham gia vào các quyết định về giao thức DeFi thông qua phần thưởng token quản trị.
  • Giúp người dùng hiểu biết hơn về DeFi, nắm vững các cải tiến DeFi trong tương lai.

2. Nhược điểm

– Có thể dễ bị tấn công kinh tế hoặc trộm cắp, khai thác phần mềm tùy thuộc vào dự án.

– Có thể dễ bị lừa đảo, trong đó người tạo nhóm thanh khoản thường là quản trị viên rút hầu hết ETH khỏi nhóm thanh khoản của họ.

– Một số đồng tiền mà mọi người đang ký gửi để farming cũng chỉ có tuổi đời tối đa vài năm và có thể mất giá trị, khiến toàn bộ hệ thống bị hỏng.

– Gửi tiền vào farming có nghĩa là bạn sẽ mất quyền truy cập ngay lập tức vào tính thanh khoản đó cho đến khi bạn được rút.

– Các nhà đầu tư ban đầu thường nắm giữ một lượng lớn token thưởng và động thái bán của họ có thể có tác động rất lớn đến giá token.

– Một số dự án có sử dụng lịch trình phát token, vì vậy trong những trường hợp đó, bạn sẽ không thể truy cập vào phần thưởng token của mình cho đến vài tuần, vài tháng hoặc đôi khi vài năm trong tương lai.

Làm thế nào để tham gia Yield Farming?

Để bắt đầu, bạn sẽ cần biết các dự án DeFi có Yield farming để đăng ký tài khoản.

Bạn cần nắm giữ tiền điện tử trong ví, thường sẽ là ETH hoặc các token ERC-20, đôi khi bạn cũng có thể gửi bitcoin. Cung cấp tính thanh khoản cho bất kỳ pool nào được hỗ trợ bằng cách kết nối ví của bạn đến trang web dự án.

Sau đó chọn loại tài sản bạn muốn gửi cũng như số lượng của nó. Nền tảng sẽ hiển thị các thông tin thích hợp liên quan đến khoản thưởng bạn sẽ nhận được cũng như thời gian dự kiến.

Nếu bạn xác nhận đồng ý khi đó bạn đã chính thức tham gia yield farming để kiếm thu nhập thu động.

Bạn cũng cần lưu ý là mức lãi suất sẽ là khác nhau ở những nền tảng DeFi khác nhau. Nên muốn tối ưu nhất bạn có thể thử với nhiều nền tảng để chọn lựa tốt nhất. Bên cạnh đó nó còn phụ thuộc vào số tiền và thời gian bạn deposit.

10 giao thức Yield Farming phổ biến nhất

Những người dùng tích cực thường sẽ sử dụng nhiều nền tảng DeFi khác nhau để tối ưu hóa lợi nhuận trên số tiền đã đặt cọc của họ. Dưới đây là 10 Yield Farming phổ biến nhất:

1. Aave

Aave là một giao thức vay và cho vay phi tập trung mã nguồn mở để tạo ra thị trường tiền tệ. Nơi người dùng có thể vay tài sản và kiếm lãi kép khi cho vay dưới dạng token AAVE (trước đây là LEND).

Aave có TVL bị khóa cao nhất trong số tất cả các giao thức DeFi, đạt hơn 21 tỷ USD vào tháng 8 năm 2021. Người dùng có thể kiếm được APR lên đến 15% khi cho vay trên AAVE.

2. Compound

Compound là một thị trường tiền tệ để cho vay và đi vay tài sản. Nơi lãi suất kép được điều chỉnh theo thuật toán cũng như token quản trị COMP có thể kiếm được.

Nó được kiểm tra và xem xét để đảm bảo tiêu chuẩn bảo mật ở mức cao nhất. Tổng nguồn cung là hơn 16 tỷ USD vào tháng 8 năm 2021 và APY dao động từ 0.21% đến 3%.

3. Curve Finance

Curve Finance là một DEX cho phép người dùng và các giao thức phi tập trung khác trao đổi stablecoin với phí thấp và trượt giá thấp bằng cách sử dụng thuật toán tạo thị trường độc đáo của nó.

Đây là DEX lớn nhất về TVL, với hơn 9.7 tỷ USD bị khóa. APY cơ bản có thể tăng tới 10%, trong khi APY phần thưởng có thể tăng hơn 40%. Các nhóm stablecoin thường an toàn hơn vì chúng không bị mất giá trị cố định.

4. UniSwap

Uniswap là một DEX và AMM cực kỳ phổ biến cho phép người dùng hoán đổi hầu hết mọi cặp token ERC20 mà không cần người trung gian.

Các nhà cung cấp thanh khoản phải stake cả hai bên của nhóm thanh khoản theo tỷ lệ 50/50 và đổi lại kiếm được một tỷ lệ phí giao dịch cũng như token quản trị UNI.

Có hai phiên bản trực tiếp – Uniswap V2 và V3. Phiên bản mới nhất, Uniswap V3, là một hệ sinh thái giao thức đang phát triển với hơn 200 tích hợp. TVL là 5 tỷ USD cho V2 và hơn 2 tỷ USD cho V3 tính đến tháng 8 năm 2021.

5. Instadapp

Instadapp là nền tảng tiên tiến để tận dụng tiềm năng của DeFi. Người dùng có thể quản lý và xây dựng danh mục đầu tư DeFi của họ và các nhà phát triển có thể xây dựng cơ sở hạ tầng DeFi bằng cách sử dụng nền tảng của họ.

Tính đến tháng 8 năm 2021, hơn 9.4 tỷ USD bị khóa trên Instadapp.

6. SushiSwap

SushiSwap là một nhánh của Uniswap, đã gây ra một tiếng vang lớn trong cộng đồng. Nó hiện là một hệ sinh thái DeFi, với AMM đa chuỗi, thị trường cho vay và đòn bẩy, các Dapp mini onchain và bệ phóng. TVL trên nền tảng này là 3.55 tỷ USD vào tháng 8 năm 2021.

7. PancakeSwap

PancakeSwap là một DEX được xây dựng trên mạng Binance Smart Chain (BSC) để hoán đổi token BEP20. PancakeSwap sử dụng mô hình tạo thị trường tự động (AMM), nơi người dùng giao dịch với nhóm thanh khoản. Nó có TVL cao nhất trong số các giao thức BSC, với hơn 4.9 tỷ

USD bị khóa tính đến tháng 8 năm 2021. Nó tập trung nhiều vào các tính năng đánh bạc, xổ số, đấu giá và sưu tầm NFT. APY có thể tăng cao tới hơn 400%.

8. Venus Protocol

Venus Protocol là một hệ thống thị trường tiền tệ dựa trên thuật toán nhằm mục đích phát triển hệ thống cho vay và tín dụng dựa trên Binance Smart Chain. Người dùng cung cấp tài sản thế chấp cho mạng và kiếm APY để cho vay, trong khi người đi vay phải trả lãi.

Venus khác biệt ở khả năng sử dụng tài sản thế chấp được cung cấp cho thị trường không chỉ để vay các tài sản khác mà còn để mint các stablecoin tổng hợp. Các stablecoin tổng hợp này được hỗ trợ bởi một pool tiền điện tử. TVL là hơn 3.3 tỷ USD vào tháng 8 năm 2021.

9. Balancer

Balancer là một nền tảng giao dịch và quản lý danh mục đầu tư tự động. Giao thức thanh khoản của nó phân biệt chính nó thông qua việc stake linh hoạt. Nó không yêu cầu người cho vay phải bổ sung thanh khoản như nhau cho cả hai nhóm. Thay vào đó, các nhà cung cấp thanh khoản có thể tạo các nhóm thanh khoản tùy chỉnh với các tỷ lệ token khác nhau. Hơn 1.8 tỷ USD bị khóa vào tháng 8 năm 2021.

10. Yearn.finance

Yearn.finance là một giao thức tổng hợp phi tập trung tự động cho phép những người dùng có năng suất sử dụng các giao thức cho vay khác nhau như Aave và Compound để có lợi suất cao nhất.

Theo thuật toán Yearn.finance nó sẽ tìm kiếm các dịch vụ yield farming có lợi nhất và sử dụng phương pháp phục hồi để tối đa hóa lợi nhuận của họ.

Yearn.finance đã tạo ra làn sóng vào năm 2020 khi token quản trị YFI của nó tăng lên hơn 40,000 USD giá trị. Người dùng có thể kiếm được tới 80% APY trong Yearn và 3.4 tỷ USD bị khóa trong giao thức.

Tương lai và khó khăn của Yield Farming

Tương lai và khó khăn của yield farming
Tương lai và khó khăn của yield farming

1. Tiềm năng phát triển Farming coin

Khi DeFi và Yield Farming tiếp tục phổ biến hơn, người dùng sẽ hướng đến các cơ hội mà họ có thể giao dịch với chi phí hợp lý và nhanh chóng.

Trong hệ sinh thái Ethereum, một số giải pháp mở rộng quy mô layer 2 (L2) như Arbitrum, Optimism và zkSync. Hiện đang phát triển và đang cung cấp các giao dịch cực rẻ và cực nhanh.

Những layer 2 này, được thừa hưởng bảo mật trực tiếp từ Ethereum và quy định phí bằng ETH. Đó sẽ trở thành trung tâm để nâng cao năng suất vì khả năng mở rộng quy mô mạnh mẽ của chúng.

Hơn nữa, các giải pháp mở rộng quy mô thay thế như Polygon sidechain, phục vụ rõ ràng cho người dùng Ethereum. Sẽ vẫn nổi bật khi nhiều người dùng DeFi bắt đầu yield farming trên nhiều chuỗi và L2.

2. Khó khăn phải đối mặt

Có lẽ khó khăn lớn nhất mà Yield Farming gặp phải là đến từ cơ quan quản lý.

Như MarginATM đã đưa tin, SEC đã đe dọa sẽ kiện sàn giao dịch Coinbase khi cho phép khách hàng kiếm tiền lãi từ việc gửi tài sản kỹ thuật số, khiến công ty phải tạm hoãn sản phẩm cho đến ít nhất là tháng 10.

Tháng trước, Chủ tịch SEC Gary Gensler nói rằng cơ quan này có thể tập trung điều tra các dự án tài chính phi tập trung. Hay vào tháng 7 một bài viết số bản trên Tạp chí Phố Wall cũng đã chỉ trích Yield Farming trên DeFi là lừa đảo.

Động thái này cũng có khả năng gây ra mối lo ngại giữa các công ty như BlockFi Inc., Gemini Trust Co. và Celsius Network đã cung cấp các dịch vụ cho phép khách hàng kiếm lãi khi cho vay token của họ.

Cách đây không lâu, bang New Jersey Hoa Kỳ đã yêu cầu BlockFi ngừng tiếp thị một số sản phẩm liên quan đến cho vay.

Lời kết

Trên đây DuHa Academy đã cung cấp cho bạn chi tiết nhất Yield Farming là gì? Thông tin về Yield Farming từ A – Z. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hãy để lại phía dưới phần comment. Xin chân thành cảm ơn.

Học làm youtube, cách kiếm tiền trên youtube

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

huóng dẫn tạo tài khoản ChatGPT Miễn Phí Tại Việt Nam

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí xem videos và làm theo hướng dẫn để tạo được tài khoản ChatGPT miễn phí, thành công 100% hoặc bấm vào...

User Agent là gì?

User agent là gì? Cách kiểm tra, thay đổi User Agent trên trình duyệt

5/5 - (4 bình chọn) User agent không còn là thuật ngữ xa lạ đối với những người làm web. Vậy bạn đã biết User agent là gì? Cách kiểm...

thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân là gì? Lợi ích, cách xây dựng thương hiệu cá nhân

5/5 - (1 bình chọn) Một sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng thì bán chạy hàng, bản thân bạn cũng cần thương hiệu để trở nên nổi bật và...

Tặng 99 Vé Miễn Phí 5 Ngày Học Làm Youtube