Chào mừng bạn đến với Daotaoaffiliate
0837326789

Thanh khoản là gì? Thông tin về tính thanh khoản quan trọng

5/5 - (1 bình chọn)

Tính thanh khoản là một khái niệm rộng. Nó bao quát nhiều vấn đề. Hiểu được khả năng thanh khoản của tài sản, bạn không chỉ đầu tư thông minh hơn. Mà còn giảm nguy cơ rủi ro khi đầu tư. Dưới đây DuHa Academy sẽ chỉ cho bạn những thông tin quan trọng nhất về tính thanh khoản nhé!

Thanh khoản là gì?
Thanh khoản là gì?

Tính thanh khoản là gì?

– Trong tiếng Anh, thanh khoản được gọi là “Liquidity”. Từ này có nghĩa là “khả năng hóa lỏng”.

– Hiểu theo nghĩa bóng, từ này ám chỉ sự linh động của tài sản.

– Còn hiểu theo định nghĩa chuyên môn, “thanh khoản” chỉ “mức độ mà một tài sản bất kì có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá thị trường của tài sản đó”

– Hiểu đơn giản thanh khoản là khả năng chuyển đổi tiền mặt thành một tài sản cụ thể. Quá trình này diễn ra trước khi bạn bán hoặc tung tài sản đó ra thị trường.

Tại sao cần quan tâm đến tính thanh khoản khi đầu tư?

Tính thanh khoản khi đầu tư thể hiện sự linh hoạt và an toàn của khoản đầu tư đó ở cả hai phía: Thị trường đầu tư và tài sản đầu tư.

  • Tài sản ngắn hạn hay lưu động có tính thanh khoản cao khi giá của nó ít bị biến động trên thị trường
  • Thị trường có tính thanh khoản cao là thị trường hoạt động năng động và hiệu quả.

– Tính thanh khoản của thị trường thể hiện thông qua sự năng động trong hoạt động của thị trường. Tính thanh khoản của tài sản thể hiện qua sự biến động của giá tài sản trên thị trường.

– Tính thanh khoản càng cao thì khả năng thu hồi vốn càng cao, khả năng sinh lời càng nhiều. Tính thanh khoản thấp thì khả năng thu hồi càng thấp, khả năng sinh lời càng ít.

– Khi xác định được tính thanh khoản của tài sản và thị trường, bạn sẽ biết mình nên đầu tư vào đâu, thị trường nào và thời điểm nào.

– Do vậy, nắm rõ tính thanh khoản của cả thị trường lẫn tài sản sẽ giúp bạn giảm tối đa nguy cơ rủi ro khi đầu tư.

Các loại tài sản có tính thanh khoản

Các loại thanh khoản
Các loại thanh khoản

– Trên thị trường có 5 loại tài sản có tính thanh khoản:

  • Tiền mặt
  • Các khoản đầu tư ngắn hạn
  • Các khoản phải thu,
  • Các khoản ứng trước ngắn hạn và hàng tồn kho.
  • Các sản phẩm như vàng, bất động sản, bảo hiểm…

– Trong đó tiền mặt là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Vì đây là tài sản có thể dùng để thanh toán và lưu thông, tích trữ.

– Hàng tồn kho là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất. Vì cần nhiều công đoạn mới có thể chuyển thành tiền mặt. Thông thường, hàng tồn kho sẽ chuyển hóa thành khoản phải thu. Sau đó mới trở thành tiền mặt.

– Tuy nhiên, trên thực tế thì không chỉ có 5 loại tài sản trên có tính thanh khoản. Chứng khoán là loại tài khoản có tính thanh khoản số 6. Đây là một loại tài sản thanh khoản đặc biệt.

Các loại thanh khoản hiện nay

– Có 2 loại thanh khoản chính: thanh khoản ngân hàng và thanh khoản chứng khoán.

1. Thanh khoản chứng khoán

  • Tính thanh khoản của chứng khoán thể hiện ở khả năng dễ dàng mua bán, giá cả tương đối ổn định trong ngắn hạn.
  • Thông qua thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư dễ dàng chuyển đồi từ chứng khoán sang tiền mặt và ngược lại.
  • Điều này thể hiện sự linh hoạt, an toàn của vốn.

– Lưu ý: Đối với thanh khoản chứng khoán, rủi ro nằm ở khả năng bán lại. Khi chứng khoán không thể bán ra được, nhà đầu tư sẽ phải chịu thua lỗ.

2. Thanh khoản ngân hàng

  • Thanh khoản ngân hàng là khả năng giải ngân các khoản tín dụng của ngân hàng. Hoặc khả năng rút tiền gửi của ngân hàng.

Lưu ý: Với thanh toán ngân hàng rủi ro nằm ở khả năng huy động vốn và số lượng tiền mặt dự trữ tại ngân hàng. Tuy nhiên, phần thiệt hại của rủi ro do thanh khoản gây ra sẽ do ngân hàng chịu trách nhiệm.

Tính thanh khoản của ngân hàng sở hữu những đặc điểm quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ:

+ Cung – cầu tiền mặt không cân bằng. Ngân hàng khó có thể kiểm soát được nhu cầu rút gửi, vay vốn của khách hàng, vì vậy, thường ở trong trạng thái thặng dư hoặc thâm hụt.

+ Khi nguồn vốn được giữ lại để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng càng cao thì đồng nghĩa với lợi nhuận của ngân hàng càng thấp và ngược lại.

Một số khái niệm liên quan đến tính thanh khoản

Bên cạnh khái niệm thanh khoản là gì, hai khái niệm “rủi ro thanh khoản” và “thiệt hại từ rủi ro thanh khoản” cũng là hai khái niệm cần chú ý khi tìm hiểu về thanh khoản là gì.

1. Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là các rủi ro xảy ra khi tổ chức tín dụng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Hoặc tổ chức tín dụng có khả năng trả nợ khi đến hạn nhưng cần chi phí cao để thực hiện nghĩa vụ.

Rủi ro thanh khoản thường diễn ra như sau:

– Ngân hàng bị suy giảm ngân quỹ trong nhiều tháng do nhiều lý do (hạn chế trong huy động, có tài sản chất lượng kém, không có khả năng thu hồi để hoàn trả…)

– Bị rút đột ngột dòng tiền lớn (thường do các yếu tố bất ổn vĩ mô, ngân hàng phải chịu các thông tin bất lợi…). Khi đó, ngân hàng bị giảm khả năng chi trả một cách từ từ. Sau một thời gian đủ lâu sẽ đến trạng thái mất khả năng chi trả ngắn hạn.

– Lúc này, để vực lại tình hình tài chính, ngân hàng cần huy động nguồn tiền hoặc vay mượn để cân đối lại dòng tiền.

– Nếu không thể cân đối lại dòng tiền, ngân hàng sẽ bị giảm thu nhập hoặc bị phá sản.

2. Thiệt hại từ rủi ro thanh khoản

– Khi ngân hàng phải chịu rủi ro thanh khoản, có rất nhiều thiệt hại xảy ra. Đó là:

  • Phải huy động vốn trong thời gian ngắn với lãi suất cao, khả năng cho vay thấp.
  • Phải chịu lỗ khi trả lãi suất huy động tiền nhưng không có khả năng cho vay.
  • Ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu rút tiền, từ đó làm mất niềm tin của người gửi.
  • Ảnh hưởng đến các giao dịch liên ngân hàng.
  • Ngân hàng không giải ngân được cho các khoản vay tín dụng.

– Không chỉ thế, trong phạm vi vĩ mô, khi ngân hàng chịu thiệt hại từ thanh khoản sẽ gây ra các vấn đề: Lạm phát, mất tăng trưởng kinh tế, đời sống xã hội bị ảnh hưởng…

Cách đánh giá khả năng thanh khoản

– Để đầu tư an toàn, tránh rủi ro, trước khi đầu tư nên kiểm tra khả năng thanh khoản của sản phẩm và thị trường. Đối với các sản phẩm, cần xác định rõ sản phẩm đầu tư đó thuộc loại tài sản gì. Từ đó xác định khả năng thanh khoản dễ hay khó.

– Đối với thị trường đầu tư, cần đánh giá dựa vào 3 chỉ số: khối lượng giao dịch trong vòng 1 ngày, chiều sâu của sổ lệnh và mức độ chênh lệch của giá mua vào – bán ra.

– Cần phân tích và theo dõi sát sao các chỉ số. Từ đó đưa ra nhận định chính xác nhất về khả năng thanh khoản của thị trường để đầu tư.

Cách Hạn Chế Rủi Ro

Các sản phẩm đầu tư tài chính như chứng khoán phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố nội tại của doanh nghiệp và tình hình thị trường chung. Vì vậy, các để hạn chế rủi ro thanh khoản chứng khoán bao gồm:

  • Xem xét đến khả năng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
  • Đánh giá được xu hướng biến động của ngành, của thị trường nói chung.
  • Thực hiện phân bổ nguồn lực hợp lý.

Đối với việc thanh khoản các sản phẩm hay chứng khoán, để quản lý rủi ro thanh khoản thì phải nghiên cứu rõ các nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản. Đồng thời đánh giá chính xác khả năng thanh khoản của mỗi loại sản phẩm, tài sản trước khi đầu tư.

Đối với ngân hàng thương mại, để quản lý và phòng ngừa rủi ro đến từ thanh khoản, cần hạn chế tối đa các nguyên nhân gây ra rủi ro. Thường là rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và hối đoái.

Tiếp đó, cần nắm được biến động và các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu thanh khoản trong quá khứ. Nhờ đó đưa ra được biện pháp đáp ứng thanh khoản thích hợp. Đồng thời nắm được khả năng thay đổi của dòng tiền để ứng phó kịp thời.

Cũng nên duy trì mối quan hệ với người cho vay lớn để giảm nguy cơ phải trả tiền gửi trong lúc khủng hoảng. Đa dạng hóa nguồn tài chính, mở rộng nhóm khách hàng.

Đặc biệt cần làm báo cáo thanh khoản, bản đồ thanh khoản, đo lường thanh khoản đều đặn để giảm tối đa nguy cơ mắc phải rủi ro thanh khoản.

Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về tính thanh khoản. Nếu như bạn có bất kì thắc mắc nào hãy để lại phía dưới comment hoặc truy cập vào website của chúng tôi. Chuyên gia Phùng Duy Hoan sẽ trả lời chi tiết câu hỏi của bạn. Chúc bạn thành công.

Học làm youtube, cách kiếm tiền trên youtube

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

huóng dẫn tạo tài khoản ChatGPT Miễn Phí Tại Việt Nam

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí xem videos và làm theo hướng dẫn để tạo được tài khoản ChatGPT miễn phí, thành công 100% hoặc bấm vào...

User Agent là gì?

User agent là gì? Cách kiểm tra, thay đổi User Agent trên trình duyệt

5/5 - (4 bình chọn) User agent không còn là thuật ngữ xa lạ đối với những người làm web. Vậy bạn đã biết User agent là gì? Cách kiểm...

thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân là gì? Lợi ích, cách xây dựng thương hiệu cá nhân

5/5 - (1 bình chọn) Một sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng thì bán chạy hàng, bản thân bạn cũng cần thương hiệu để trở nên nổi bật và...

Tặng 99 Vé Miễn Phí 5 Ngày Học Làm Youtube