Chào mừng bạn đến với Daotaoaffiliate
0837326789

M-commerce là gì? Đặc điểm, thị trường thương mại di động 2021

5/5 - (2 bình chọn)

Một báo cáo từ Hootsuite cho thấy tính đến tháng 1/2021, số lượng người dùng smartphone chiếm 66,6% tổng dân số thế giới, số người sử dụng internet chiếm tỷ lệ toàn cầu là 59,5% . Đây là một lợi thế để M-Commerce  phát triển. Vậy M-Commerce  là gì? Đặc điểm, thị trường thương mại di động 2021 là gì? Hãy cùng DuHa Academy tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

M-Commerce là gì? Đặc điểm, thị trường thương mại di động
M-Commerce là gì? Đặc điểm, thị trường thương mại di động

Định nghĩa M-Commerce

Hình thức thương mại M-Commerce được coi là xu hướng của E-Commerce. Vì vậy trước khi tìm hiểu M-Commerce là gì chúng ta cần biết E-Commerce là gì

1. E-Commerce là gì?

E–Commerce (Electronic commerce) hay còn được gọi là thương mại điện tử – là các hoạt động kiếm tiền online bằng cách mua hoặc bán các sản phẩm thông qua dịch vụ trực tuyến.

2. M–Commerce là gì?

M-Commerce (Mobile-Commerce) hay Thương mại di động, là một mô hình kinh doanh cho phép các công ty và cá nhân phân phối hàng hoá và dịch vụ trực tiếp tới tay người tiêu dùng thông qua thiết bị công nghệ không dây

3. Đâu là khác biệt giữa E-Commerce và M-Commerce?

Phân biệt E-Commerce với M-Commerce
Phân biệt E-Commerce với M-Commerce

 

Đặc điểm E-Commerce M-Commerce
Thiết bị Máy tính để bàn, máy tính xách tay Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy nhắn tin
Hệ điều hành Windows, Unix, Linux iOS, Android, Symbian (EPOC)
Nền tảng Website Website trên điện thoại, ứng dụng điện thoại
Định vị người dùng Không thể định vị Có thể định vị
Bảo mật Dựa vào bảo mật Web Dựa vào bảo mật Web kết hợp với tính năng bảo mật của di động
Cổng thanh toán Thẻ tín dụng Thẻ tín dụng, ngân hàng di động (Mobile banking)
Khả năng di động Bị hạn chế do trọng lượng máy tính nặng và kích thước lớn Dễ dàng do trọng lượng các thiết bị cầm tay không dây nhẹ và kích thước nhỏ hơn

Đặc điểm, thị trường thương mại di động 2021

Với những tác động đa chiều từ dịch bệnh Covid, xu hướng M-Commerce còn gọi là thương mại di động đang đóng vai trò chiến lược trên con đường thành công của bất cứ doanh nghiệp nào. Vậy đâu là đặc điểm của thương mại di động 2021? Thị trường của thương mại di động 2021 như thế nào? Hãy cùng chuyên gia đào tạo affiliate Phùng Duy Hoan tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm của thương mại di động

Sau khi đã biết M-Commerce là gì? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu các đặc điểm nổi bất của sàn thương mại di động này nhé.

1.1 M-commerce tiện dụng

– Đặc điểm của thương mại di động đầu tiên phải kể đến tính tiện dụng.

– Bởi hoạt động M-commerce được thực hiện trên những chiếc điện thoại nhỏ gọn vì vậy bạn có thể mang đi mọi nơi và thực hiện mua sắm bất cứ lúc nào thông qua những thao tác vuốt, chạm màn hình.

– Nhờ vào các thiết bị này, người dùng có thể tiếp nhận thông báo, tin nhắn, của các shop… Thậm chí tiếp cận với các đơn vị giao và tiếp nhận hàng.

– Bên cạnh đó người dùng có thể tiếp nhận được nhiều thông tin của sản phẩm và các tin tức liên quan dễ dàng.

1.2 M-commerce mang tính phổ thông

– Trên thế giới có 5,22 tỉ người trên thế giới sử dụng smartphone, chiếm 66,6% dân số thế giới. Điện thoại di động đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

– Hầu như ai cũng sở hữu ít nhất một thiết bị di động cho riêng mình mà không bị giới hạn bởi bất kỳ yếu tố nào. Hơn nữa, mạng Internet đã có mặt ở hầu hết mọi nơi tạo điều kiện cho M-Commerce phát triển.

– Chính nhờ sự phổ biến của những chiếc smartphone, các xưởng sản xuất đã bắt đầu chạy hai hình thức bán hàng song song trên website và ứng dụng di động ( zalo, facebook, instagram…).

Tính phổ biến của M-Commerce
Tính phổ biến của M-Commerce

1.3 Khả năng định vị chính xác

– Một đặc điểm khác của thương mại di động đó là tính định vị chính xác

– Dù bạn đang ở bất cứ nơi đâu chỉ cần bạn bật định vị vị trí của mình, sau đó truy cập vào Google hay những ứng dụng mua hàng, giao hàng. Thì ngay lập tức những đơn vị gần nhất sẽ hiện lên trên màn hình smartphone của bạn.
– Ví dụ: Khi bạn đang ở nhà và cảm thấy đói. Hãy nhấc điện thoại của bạn lên vào tìm kiếm, ngay lập tức sẽ có những offer cho bạn lựa chọn.

1.4 Tính cá nhân hóa cao

– Thương mại di động có tính cá nhân hóa rất cao. Bởi mỗi người sẽ sở hữu những thiết bị di động của riêng mình.

– Các ứng dụng di động sẽ có cơ hội truy cập vào các thông tin dữ liệu cá nhân khách hàng (nếu được cho phép). Từ đó biết được những thói quen, sở thích, các hoạt động của họ để cung cấp những dịch vụ phù hợp với từng cá nhân.

1.5 Tính an toàn

– Các thiết bị di động luôn gắn liền với người sử dụng và có cài đặt các lớp bảo vệ như mật khẩu, vân tay,… do đó tăng tính bảo mật cho người dùng.

– Đồng thời số SIM cá nhân cho phép có thể xác định được danh tính người sử dụng với xác suất chính xác và mức độ an toàn cao hơn nhiều so với tài khoản trên mạng Internet.

1.6 Tính tương tác

– So với máy tính để bàn, các giao dịch thông qua di động sẽ trực tiếp và hiệu quả hơn.

– Việc tương tác với khách hàng cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn khi sử dụng di động. Qua đó các nhà cung cấp dịch vụ có thể dễ dàng thực hiện các chiến dịch Marketing hướng đến từng khách hàng của mình.

2. Thị trường thương mại di động 2021

Trước khi đi bạn muốn đầu tư vào thị trường thương mại di động năm 2021, hãy cùng DuHa Academy tìm hiểu đâu là những nét khái quát về thị trường thương mại di động trong 5 năm 2015-2020, ở bài viết dưới đây nhé!

2.1 Khái quát về thị trường thương mại di động năm 2020 và dự báo về thị trường M-commerce 2021

Báo cáo của Appota năm 2020 về thị trường thương mại di động Việt Nam
Báo cáo của Appota năm 2020 về thị trường thương mại di động Việt Nam

Khái quát thị trường của thương mại di động năm 2015 -2020

– Theo báo cáo của Appota, năm 2020, thị trường TMĐT Việt Nam có mức tăng trưởng 18%, với quy mô đạt 11,8 tỷ USD.

– Đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm vừa qua của ngành do tác động từ đại dịch COVID-19, khiến cho mức chi tiêu của người dùng cũng bị sụt giảm.

– Tuy nhiên, thương mại di động đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ khi chiếm gần một nửa toàn bộ doanh thu thương mại điện tử B2C tại Việt Nam.

– Xét theo tỉ lệ giao dịch, nền tảng di động cũng cho thấy sự vượt trội mạnh mẽ chiếm đến 62% số lượng giao dịch, trong khi desktop chỉ chiếm 38%.

2.2  Độ tuổi tiềm năng của thương mại di động 2020 và dự báo thị trường thương mại di động 2021

a. Độ tuổi tiềm năng trong thị trường thương mại di động 2020

– Theo báo cáo của Appota cho biết, trong năm 2020, Việt Nam có 49 triệu người dùng sử dụng tiêu dùng trực tuyến (so với 46 triệu năm 2019), cao thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia (137 triệu) và Philippines (57 triệu).

– 65% trong tổng số người từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam và còn khá khiêm tốn so với Malaysia (83%), Singapore (79%) và Philippines (74%).

=> Điều này cho thấy cơ hội tăng trưởng của thị trường M-Commerce cả về số lượng người dùng lẫn giá trị mua hàng ở Việt Nam trong những năm tới vẫn còn tiềm năng.

– Cũng theo báo cáo của Appota, nhóm khách hàng thế hệ Millennials (thế hệ Y – độ tuổi từ 18-35) và thế hệ X (độ tuổi 35-49) đang là nhóm khách hàng thúc đẩy mua sắm trực tuyến nhiều nhất, chiếm khoảng 82-85% số người tham gia khảo sát, trong khi đó thế hệ Z (độ tuổi từ 16-19) chỉ chiếm 70,6%.

b. Dự báo thị trường thương mại di động năm 2021

– Theo báo cáo “Thị trường ứng dụng di động” của nhà cung cấp nền tảng di động Việt Nam Appota, thương mại điện tử di động được dự đoán sẽ đạt doanh thu 7 tỷ USD vào năm 2021 và vượt qua thương mại điện tử trên máy tính để bàn trong năm tới.

– Thi trường thương mại di động sẽ còn mở rộng hơn nữa bởi:

  • Thế hệ gen Z, Y đang là những người đi đầu và dễ dàng cập nhật xu hướng mua sắm online.
  • Nhưng nhóm khách hàng trung niên sở hữu tài chính ổn định cũng đã quá quen với hình thức này khiến hình thức M-Commerce trở nên phổ biến trong độ tuổi này.

3. 6 xu hướng thương mại di động sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2021- 2022

Dưới đây là 6 xu hướng M-Commerce được dự đoán sẽ dẫn đến sự bùng nổ trong doanh số bán lẻ trực tuyến năm 2021-2022.Vậy, những xu hướng này là gì?

3.1. Mua sắm trên ứng dụng di động

Mua sắm trên các sàn thương mại di động
Mua sắm trên các sàn thương mại di động

– Lượng người tiêu dùng sử dụng thiết bị di động để mua hàng trực tuyến ngày càng bùng nổ. Nhưng cách mọi người dùng các thiết bị đó để mua sắm cũng đang thay đổi.

– Với người tiêu dùng mới, 85% đều thích ứng dụng di động hơn các trang web. Vì vậy, bằng cách xây dựng một ứng dụng đại diện cho cửa hàng, bạn đã đáp ứng một phần nhu cầu của khán giả trong những gì họ muốn.

– Để duy trì tính cạnh tranh, bạn cần phải có một ứng dụng vào năm 2022. Nếu đắn đo quá lâu, bạn sẽ nhanh chóng bị tụt lại phía sau đối thủ.

3.2. Thương mại xã hội

– Với các ứng dụng mạng xã hội trên di động như Facebook, Instagram, khách hàng có thể mua sản phẩm họ nhìn thấy mà không bị thoát khỏi app. Thương mại xã hội đã loại bỏ các điểm khó khăn trong quá trình chuyển đổi.

– Đây là một lợi thế rất đáng để khai thác. Nếu như đối tượng của bạn sử dụng mạng xã hội hàng ngày, hãy tiếp cận họ ở đây.

3.3. Mua sắm bằng giọng nói

Từ năm 2021, tìm kiếm bằng giọng nói đã thâm nhập vào thị trường thương mại điện tử. Mua sắm bằng giọng nói dự kiến sẽ đạt 40 tỷ đô la vào năm 2022. Con số này năm 2018 ở mức khiêm tốn 2 tỷ đô la, tăng 1.900% chỉ trong 4 năm.

3.4. Chatbots di động

Không có gì lạ khi khách hàng cần hỗ trợ trong quá trình mua hàng. Do đó, nếu như việc mua sắm trên ứng dụng di động đã trở thành xu hướng thì Chatbots di động chắc chắn sẽ phát triển mạnh hơn bao giờ hết để tạo thuận lợi cho các giao dịch thương mại điện tử vào năm 2021.

3.5. Thanh toán di động

– Trong vài năm qua, ví điện tử ngày càng phổ biến. Điều này đúng cho cả mua hàng trực tuyến và trực tiếp.

– Người tiêu dùng đang sử dụng ví di động như Apple Pay hoặc Android Pay để thanh toán khi mua sắm. Đó là một cách nhanh chóng, an toàn và bảo mật. Họ cũng sử dụng các ví này để tham gia vào các địa điểm thực tế với khả năng thanh toán không cần chạm.

– Theo Statista, khối lượng thanh toán di động đang tăng với tốc độ 62% hàng năm.

– Nếu bạn đang bán hàng trực tuyến, bạn cần phải thích ứng với xu hướng thương mại điện tử di động. Cách tốt nhất để làm như vậy là tích hợp ví di động với ứng dụng của bạn. Điều này sẽ cho phép khách hàng mua bằng phương thức thanh toán ưa thích của họ.

3.6. VR & AR

Sử dụng AR và VRR trong thương mại di động
Sử dụng AR và VRR trong thương mại di động

– Thực tế ảo và thực tế tăng cường đã trở thành những từ thông dụng phổ biến trong không gian công nghệ.

– Bởi giống như E-Commerce thì khi trải nghiệm M-Commerce khách hàng sẽ không thực sự ” nhìn thấy” được sản phẩm khiến người mua hàng lưỡng lự khi chọn đặt hàng.

– Vì vậy rất nhiều ứng dung M-Commerce đã tăng cường AR để mua sắm trực tuyến dễ dàng hơn. Từ đó khách hàng có thể loại bỏ rào cản mua hàng trực tuyến không chất lượng.

Lời kết

Cảm ơn độc giả đã dành thời gian đọc hết bài viết. Nếu bạn có bất kì thắc mặc nào về kiếm tiền online hãy liên hệ với DuHa Academy để được giải đáp chi tiết nhất. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu về những app kiếm tiền online khác trên website của chúng tôi. Chúng bạn thành công.

Học làm youtube, cách kiếm tiền trên youtube

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

huóng dẫn tạo tài khoản ChatGPT Miễn Phí Tại Việt Nam

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí xem videos và làm theo hướng dẫn để tạo được tài khoản ChatGPT miễn phí, thành công 100% hoặc bấm vào...

User Agent là gì?

User agent là gì? Cách kiểm tra, thay đổi User Agent trên trình duyệt

5/5 - (4 bình chọn) User agent không còn là thuật ngữ xa lạ đối với những người làm web. Vậy bạn đã biết User agent là gì? Cách kiểm...

thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân là gì? Lợi ích, cách xây dựng thương hiệu cá nhân

5/5 - (1 bình chọn) Một sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng thì bán chạy hàng, bản thân bạn cũng cần thương hiệu để trở nên nổi bật và...

Tặng 99 Vé Miễn Phí 5 Ngày Học Làm Youtube