Chào mừng bạn đến với Daotaoaffiliate
0837326789

Trader Là Gì? Con Đường Trở Thành Một Trader Chuyên Nghiệp

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng DuHa Academy tìm hiểu xem trader là gì? Liệu hành trình để trở thành một trader có đơn giản và dễ thành công như lời đồn? Đây là một câu hỏi khá hot khi thị trường chứng khoán, ngoại hối, tiền điện tử đang được phát triển rầm rộ.

Vì vậy bài viết dưới đây Duha Academy sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về nghề trader xem ở họ có những đặc tính gì? Có những kĩ năng hay những điều thú vị như nào nhé!

Mục Lục Bài Viết

Tổng quan về trader

Để có thể hiểu rõ trader là gì bạn không thể tìm hiểu qua loa bên ngoài được mà cần tìm hiểu sâu bên trong công việc và từng kỹ năng làm việc của họ. Nắm rõ được đặc điểm cũng như tính chất của công việc trader.

Trader là gì?

Trader là gì?

Trader là tên tiếng anh khi được dịch ra tiếng Việt sẽ được hiểu là “ người giao dịch”. Đây là một khái niệm dùng để chỉ 1 người hoặc 1 tổ chức trực tiếp giao dịch, tìm kiếm lợi nhuận thông qua các quá trình mua bán giữa sự chênh lệch từ các loại tài sản nào đó.

Thị trường forex chính là nơi mà các trader làm việc. Ở đây các trader sẽ là thuật ngữ để thực hiện các cuộc giao dịch, mua bán ngoại tệ, hối phiếu, cổ phiếu, chứng khoán, chỉ số, vàng bạc, tiền điện tử,…Từ môi trường giao dịch ấy, những trader sẽ kiếm lời từ chính những khoản chênh lệch của các sản phẩm được mua bán, trao đổi.

Cơ hội và khó khăn trong nghề trader là gì?

Nếu như bạn có thể đầu tư một cách đúng đắn và có chiến lược bài bản thì trader là một nghề nghiệp tay trái giúp bạn có thể kiếm thêm thu nhập cho bản thân. Nhưng kèm theo cơ hội phát triển kinh tế đó là những rủi ro và không ít những thách thức khó khăn mà các trader có thể vướng phải.

Đặc biệt với những trader chưa đủ bản lĩnh để tránh được sự cám dỗ và lòng tham của lợi nhuận mà có những quyết định không sáng suốt. Mà chỉ cần sai một bước đi cũng có thể khiến bạn mất đi tất cả.

Cơ hội của Trader là gì?

Thời buổi hiện nay, các trader thường là các bạn trẻ ở độ tuổi từ 35 trở xuống. Đây là một độ tuổi đang rất nhiệt huyết trong công việc và ý chí phát triển kinh tế bản thân đang được đẩy cao nhất. Những trader trẻ hiện nay cũng hoà nhập nắm bắt các loại công nghệ thông tin cũng như các tin tức trên mặt trận thị trường điện tử rất nhanh.

Cơ hội của trader là gì

1. Làm việc tự do và không bó buộc thời gian

Bạn sẽ không bị bó buộc bởi thời gian và không gian làm việc khi là 1 trader tự do. Ở thời đại 4.0 các trader cũng không phải đến các sàn tập trung để giao dịch nữa mà thay vào đó bạn chỉ việc ngồi nhà để phân tích thị trường và đưa ra các quyết định mua bán trên sàn giao dịch điện tử.

2. Môi trường làm việc đa dạng

Tiếp xúc với môi trường làm việc đa dạng: được làm việc trong một môi trường đa dạng sẽ làm tăng khả năng làm việc và sựu nhanh nhạy của bản thân bạn. Nếu như bạn am hiểu về kiến thức tài chính thì sẽ có nhiều cơ hội đến với bạn hơn. Chẳng hạn như bạn có thể môi giới đầu tư tự do, tư vấn đầu tư, hay mở khoá học đầu tư… Công việc chính của các trader chính là việc xoay vòng theo thị trường đầu tư tài chính.

3. Trau dồi thêm kiến thức

Tiếp cận với nguồn kiến thức tài chính vô hạn: từ những trải nghiệm thực tế trên thị trường tài chính đầu tư, từ đó bạn sẽ đúc kết được cho bản thân những kiến thức uyên thâm trong giới giao dịch. Ngay cả khi bạn không làm công việc trader nữa thì những kiến thức ấy vẫn sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong đời sống hàng ngày.

4. Khả năng kiếm lợi nhuận cao

Mặc dù trader là một công việc không mang tính chất ổn định cao và chỉ được coi như một nghề tay trái. Nhưng nếu bạn có đủ khả năng cũng như trình độ cao về kiến thức tài chính đầu tư bạn sẽ có khả năng thu nhập được khoản lợi nhuận hấp dẫn cho bản thân đấy.

5. Nắm bắt được xu hướng

Đến với nghề trader không chỉ là sự đầu tư mà còn là cả quá trình phân tích, cập nhật những tin tức thị trường và trong mọi lĩnh vực. Chính vì điều ấy mà mỗi một cá nhân trader đều có khả năng nắm bắt trong tay các xu hướng rất nhanh hiện nay.

Nếu là một người biết tận dụng hết khả năng của công việc trader thì lợi nhuận mà nó đem lại cho bạn không hề nhỏ đâu nhé. Khi đã trở thành một trader chuyên nghiệp bạn sẽ thu thập được cho bản thân những kiến thức uyên thâm trong đầu tư kinh doanh.

Không những vậy bạn còn có những nắm bắt sâu rộng trước những thay đổi liên tục của thời đại. Từ những điều ấy bạn đã có thể phát triển bản thân gặp gỡ được các chuyên gia đầu ngành đầu tư tài chính.

Khó khăn của Trader là gì?

Trên con đường thành công của một trader không phải lúc nào cũng được bằng phẳng. Đặc biệt là với môi trường đầy sự tranh đấu cũng như các cạm bẫy luôn rình rập trong thế giới giao dịch điện tử. Nếu bạn không đủ bản lĩnh và kiến thức thì sẽ rất dễ bỏ cuộc giữa chừng giữa những biến động quá nhanh trên sàn forex.

thách thức của trader là gì

1. Môi trường giao dịch đầy rủi ro

Những mảng đầu tư trên thị trường giao dịch chứng khoán, forex, tiền mã hoá…luôn tiềm ẩn những rủi ro rất lớn. Có rất nhiều các sàn giao dịch cung cấp dịch cá cược ẩn dưới lớp bọc đầu tư. Nên các trader phải luôn để đầu óc được tỉnh táo để không vướng phải sự cám dỗ đỏ đen dẫn đến sự thất bại.

2. Công việc chưa được pháp luật bảo vệ

Hiện nay việc đầu tư vào forex và tiền điện tử vẫn chưa được pháp luật bảo vệ và cấp phép. Nhưng bạn vẫn được phép thoải mái tham gia nhưng khi có những vẫn đề về tranh chấp xảy ra thì các trader sẽ không được pháp luật bảo vệ. Khi đó các trader chính là người bị thiệt thòi và bị gánh chịu tổn thất lớn nhất khi tham gia vào các sàn lừa đảo.

3. Rủi ro về tài chính hiện thực

Con đường kiếm lợi nhuận từ các sàn đấu điện tử không phải lúc nào cũng dễ dàng ngay cả khi bạn đã trang bị đầy đủ các kiến thức lẫn thông tin cần thiết. Tại đây những rủi ro đến từ hệ thống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các trader và ngay cả các quỹ đầu tư lớn khó tránh khỏi tổn thất.

4. Yêu cầu dành nhiều thời gian để phân tích

Công việc trader không hề nhàn hạ như nhiều người vẫn nghĩ. Muốn thành công thu được lợi nhuận cao các trader phải dành rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu phân tích kỹ thuật, báo cáo tài chính. Hay cập nhật các thông tin kinh tế và đầu tư chính trị để áp dụng vào các danh mục giao dịch.

Bên trên là một số các khó khăn thường gặp nhất mà trader nào cũng có khả năng vấp phải. Trên con đường trải nghiệm thực tế trong các sàn đấu gia dịch sẽ còn gặp rất nhiều các khó khăn hơn nữa. Chính vì điều ấy mà bản thân các trader phải luôn giữ được bản lĩnh cũng như đầu óc tinh thần tỉnh táo để xoay chuyển liên tục theo các sàn thương mại điện tử hiện nay.

Muốn được thành công trên con đường này, các trader cần phải trau dồi kiến thức cho bản thân thường xuyên và các kỹ năng phải được rèn luyện liên tục. Không những thế bạn còn phải học phí thực chính là các lệnh đầu tư thua lỗ.

Công việc chính của một trader là gì?

Công việc chính của một trader là xoay quanh các sàn giao dịch mua đi bán lại của 1 loại hình tài sản nào đó. Từ những loại hình tài sản này sẽ quyết định đến công việc mà các trader cần phải làm.

Công việc chính của trader là gì

1. Công việc của Trader Crypto là gì?

Những năm gần đây đang nổi lên một xu hướng điện tử cực kì hot. Thị trường Crypto diễn ra các biến động mạnh về giá rất thường xuyên. Một mã tiền điện tử nào đó có thể tăng hoặc giảm đến vài trăm hoặc vài ngàn phần trăm chỉ trong một thời gian ngắn ngủi.

Chính vì vậy mà các công việc của 1 trader crypto thực sự rất “ căng não “. Nghiên cứu thị trường tiền điện tử chính là công việc chính mà họ cần phải làm.

  • Nghiên cứu các dự án tiền mã hoá : ở đây các trader sẽ nghiên cứu cả các dự án mới lên sàn hoặc đã phát hành coin từ trước
  • Phân tích thông tin thị trường: mọi biến động thị trường bao gồm thời gian trực tuyến, biến động giá cả, khối lượng sàn giao dịch, sàn giao dịch niêm yết loại đang nghiên cứu sẽ được cá trader phân tích kĩ lưỡng.
  • Đưa ra dự án: dựa vào các dự đoán phân tích kết hợp thông tin thị trường hiện tại, các trader crypto sẽ đưa ra các dự án xu hướng với giá cả. Từ đó họ sẽ quyết định đặt lệnh mua bán cho từng loại coin cụ thể.

2. Công việc của Trader vàng là gì?

Vẫn luôn giữ được vị trí là 1 kênh đầu tư an toàn và ổn định nhất chính là vàng. Những trader hoạt động trong lĩnh vực giao dịch các loại kim loại tuy không phải nhận quá nhiều các áp lực nhưng vẫn phải gánh vác rất nhiều công việc.

Các trader vàng sẽ phải tiến hành các phân tích và đưa ra những dự đoán của mình về giá vàng để đi đến những quyết định mua bán đúng thời điểm. Đi kèm theo đó các trader phải xác định được các rủi ro và đưa được ra những lệnh bán, cắt lỗ hay bảo toàn được lợi nhuận của bản thân.

Cập nhập tin tức về vàng mỗi ngày là việc mà các trader vàng cũng cần phải theo dõi thường xuyên. Để có thể theo kịp được sự thay dổi giá cả liên tục của vàng để đưa ra những quyết định đúng đắn nhanh nhất có thể.

3. Công việc của Trader chứng khoán là gì?

Sàn giao dịch chứng khoán được ra mắt mọi người tại Việt Nam vào những năm 2000. Trong thị trường chứng khoán bao gồm rất nhiều các loại hình sản phẩm như cổ phiếu, trái phiếu…Bên cạnh các sàn chứng khoán trong nước, trader còn hoạt động mạnh mẽ tại các sàn chứng khoán nước ngoài.

Trader chứng khoán

Trên các sàn chứng khoán, các trader sẽ phải hoạt động rất tích cực và khá vất vả. Bởi tính chất công việc trên thị trường chứng khoán luôn được biến đổi liên tục và dễ bị thay đổi bởi các tin tức.

  • Tiến hành phân phối kỹ thuật: điều quan trọng không thể thiếu của các trader chứng khoán chính là các công cụ phân tích kỹ thuật.Dựa vào các phân tích ấy mà các trader sẽ phần nào dự đoán được hướng dịch chuyển giá tiếp theo của thị trường. Từ đó kết hợp cùng các biểu đồ giá và phân tích chuyên sâu để đi đến những quyết định quan trọng.
  • Cho ra chiến lược đầu tư: khi mà các trader chứng khoán đã dự đoán được xu hướng giá cả công việc tiếp đó sẽ là cho ra các chiến lược đầu tư.Trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn, các trader sẽ lên kế hoạch quản lý rủi ro trong giai đoạn thị trường biến động không như mong muốn.
  • Bắt đầu phần giao dịch: để tối ưu hoá được lợi nhuận cũng như giảm thiểu tối đa sự thua lỗ. Các trader cần đặt đúng thời điểm mới có thể đạt được mục đích mong muốn.

4. Công việc của Trader forex là gì?

Đối với những trader cá nhân việc đầu tư ngoại hối hiện nay vẫn chưa được chấp nhận ở Việt Nam. Hay nói cách khác việc nắm bắt mảng thị trường này chủ chốt vẫn là do các ông lớn trong ngàng ngân hàng nắm giữ và điều hành.

Tuy nhiên các trader các nhân cũng vẫn có thể tham gia nhưng gần như không được bảo vệ an toàn về quyền lợi của mình. Nhưng không nhiều các trader hiện nay vẫn không thoát khỏi sự cám dỗ của thị trường forex. Nếu bạn trở thành một trader forex chuyên nghiệp thì công việc bạn cần phải làm cũng khá nhiều đấy nhé!

  • Điều đầu tiên mà các trader forex cần làm là nghiên cứu các cặp tiền tệ có tiềm năng trên sàn môi giới. Sau đó chọn ra các cặp tiền tệ thích hợp nhất để đầu tư.
  • Tiếp đến họ sẽ đặt lệnh mua và rao bán ra trong thời điểm thích hợp nhất khi đã có sự phân tích thị trường. Cần sử dụng lệnh cắt lỗ để đảm bảo lợi nhuận hoặc giảm thiểu sự rủi ro thiệt hại.
  • Tiến hành tiếp các nghiên cứu trên thị trường, các tin tức xu hướng có liên quan và ảnh hưởng tới giá cả các cặp tiền tệ sẽ trade

Trading là gì?

Để hiểu một cách đơn giản nhất về trading chính là những hoạt động mua bán, giao dịch các loại hình tài sản. Trong đó các trader sẽ là những người trực tiêpd thực hiện những hoạt động mua bán trading đó. Các hoạt động trading chỉ diễn ra khi các trader đã xây dựng được các chiến lược bài bản và chuẩn bị sẵn các thông tin thị trường cần thiết.

Ở từng kiểu loại thị trường lại có 1 kiểu loại trading khác nhau. Nếu nói đến sàn đấu forex, chứng khoán hay tiền điện tử thì chính là những kiểu thị trường khốc liệt nhất. Đây cũng là các loại thị trường hot nhất hiện nay thu hút được đông đảo các trader tranh đấu quyết liệt với nhau.

Điểm khác biệt giữa trader và investor là gì?

Một khái niệm mà luôn được song hành cạnh trader đó chính là investor. Vậy có những điểm gì khác nhau giúp các bạn có thể phân biệt được giữa 2 thuật ngữ này?

Sự khác biệt giữa trader và invester

  • Trader: được hiểu là người giao dịch nhưng trong thời gian ngắn hạn và tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng thông qua sự chênh lệch với tần suất giao dịch lớn. Các trader sẽ lợi dụng các biến động thị trường trong thời gian ngắn để thực hiện các lệnh giao dịch của mình.
  • Investor: được hiểu ngắn gọn là nhà đầu tư với các giao dịch trong thời gian dài hạn với mục đích mở rộng danh mục đầu tư trên thị trường. Tài sản mà họ nắm giữ thường lớn hơn các trader rất nhiều. Bởi điều mà investor quan tâm chính là nguyên tắc cơ bản của thị trường và làm sao để nắm trong tay nhiều tài sản nhất có thể.

Để nhìn vào thị trường tiền điện tử hiện nay bạn sẽ thấy được rõ nét sự khác nhau giữa các trader và investor. Khi mà các loại Altcoin đồng loạt giảm giá các trader hầu như sẽ đưa ra sự lựa chọn bán thật nhanh. Còn đối với investor họ lại rất kiên nhẫn, bình tĩnh đợi cho chúng đạt đúng giá mcuj tiêu rồi mới bán. Thời gian hold coin có khả năng kéo dài đến cả năm hoặc vài năm tuỳ vào xu hướng.

9 kỹ năng cơ bản mà 1 trader cần có là gì?

Muốn hoà nhập vào môi trường giao dịch chứng khoán, forex, tiền điện tử,… Mỗi trader cần trang bị cho bản thân 9 kỹ năng cơ bản nhất dưới bài viết sau đây.

1. Kỹ năng nghiên cứu cơ bản

Bạn không thể chỉ dựa vào cảm tính và cảm nhận của cá nhân để có thể giao dịch đạt hiệu quả. Mà bạn cần có kỹ năng nghiên cứu được xem như nền tảng đầu tiên cần có của mỗi trader.
Các nghiên cứu ở đây bao gồm việc đọc tài liệu, báo cáo tài chính cơ bản và biết liên hệ đến nhiều khía cạnh như:

  • Sản phẩm định giao dịch
  • Thị trường sẽ tham gia
  • Nghiên cứu tin tức có thể ảnh hưởng đến quá trình đầu tư
  • Nghiên cứu chiến lược của mình và các trader khác

2. Kỹ năng phân tích

Để tạo được định hướng chiến lược đầu tư các trader cần có kỹ năng phân tích. Ở phần phân tích này sẽ giúp trader tìm được điểm khác biệt của sản phẩm mà mình định đầu tư với các sản phẩm khác. Trong quá trình phân tích, bạn sẽ cần rất nhiều các thông tin , dữ liệu về giá cả, khối lượng giao dịch, vốn hoá thị trường…Dựa vào đó mà trader có thể dự đoán được diễn biến thị trường sắp tới.

Kỹ năng phân tích

3. Kỹ năng điều chỉnh phân tích thị trường

Không phải lúc nào sự dự đoán cũng như những phân tích đều được chính xác. Chính vì điều ấy mà khi nhận thấy sự thay đổi các trader sẽ phải nhanh chóng điều chỉnh phân tích của mình để đưa ra chiến lược nhanh nhất trên sàn giao dịch.

Dù là một chút biến động nhỏ nhưng các trader cũng cần phải quan tâm đến bởi họ chỉ thường tâph trung giao dịch trong ngắn hạn. Việc làm như vậy sẽ tránh được sự ảnh hưởng đến các lệnh đã được trader đặt ra trước đó.

4. Biết cách điều chỉnh tâm lý

Các trader muốn đạt được sự thành công trong công việc còn cần đến sự điều chỉnh tâm lý của bản thân. Việc kìm nén được cảm xúc thật tốt để không đi đến tuyệt vọng khi quyết định trading không được như mong muốn.

Đặc biệt với những bạn trader mới vào nghề, kinh nghiệm chưa có nhiều sẽ cần phải biết cách điều chỉnh tâm lí mình hơn. Để khi thực hiện các cuộc giao dịch tinh thần họ được thoải mái đưa ra những quyết định mua bán đúng đắn nhất có thể.

5. Chịu áp lực rủi ro

Cũng gần giống với kỹ năng điều chỉnh tâm lý. Ở kỹ năng chịu được áp lực rủi ro lại khó hơn rất nhiều. Việc đầu tư sẽ có lúc không được thuận lợi và phải đối mặt với sự thua lỗ lớn. Các trader cố gắng không để áp lực chi phối quá nhiều đến quyết định giao dịch của bạn.

Tâm lý các trader phải luôn lường trước được các rủi ro có thể xảy ra trong mức độ vẫn có thể chấp nhận được. Bạn cũng không nên đặt cược tất cả vào một lệnh mua hay bán nào đó. Điều này cũng tránh được việc tạo áp lực quá lớn khi giao dịch sắp đối mặt với rủi ro cao.

6. Biết kiên nhẫn

Một điều không thể thiếu ở mỗi trader đó chính là tính kiên nhẫn. Nếu như bạn đang đầu tư vào cổ phiếu mà giá của nó hiếm khi tăng nhanh. Khi đó bạn cần kiên nhẫn chờ đợi nghiên cứu thị trường để đưa ra quyết định đúng nhất.

Sự kiên nhẫn

Ngoài ra các trader cũng không nên vội vàng kết luận chắc chắn một xu hướng nào đó đang diễn ra nếu chỉ dựa vào các chỉ báo hay cơ sở chưa đủ. Lúc này trader cần kiên nhẫn chờ đợi sự xuất hiện của một điểm nhấn nào đó khẳng định cao sự dịch chuyển giá cả thì mới nên đi tới quyết định giao dịch của mình.

7. Kỹ năng tổng hợp, thống kê

Các bước thống kê, lưu giữ lại dữ liệu đã giao dịch thường hay bị các trader bỏ qua và không được chú trọng đến. Điều này đã khiến trader bỏ qua cơ hội có thể đúc kết được kinh nghiệm cho bản thân và mắc phải sai lầm đã từng trước đó.

Thay vào đó trader nên lưu trữ, tổng hợp các thống kê từng thành công hoặc thất bại trước đó của mình. Vì biết đâu được bạn lại vước phải khúc mắc giống như trước đó. Khi ấy bản thân trader đã có những dữ liệu để tham khảo vượt qua được khó khăn trước mắt.

Hành trình trở thành trader chuyên nghiệp là gì?

Bất kể một bạn nào khi đã bước chân vào các sàn giao dịch đều mong muốn bản thân trở thành một trader chuyên nghiệp. Tuy nhiên để đạt được sự chuyên nghiệp đấy lại không hề dễ dàng gì. Đặc biệt cần có sự quyết tâm học hỏi, tìm hiểu kỹ năng không ngừng nghỉ của bản thân trên các loại sàn đấu thương mại điện tử.

1. Tư duy giao dịch đúng đắn

Trên thị trường tài chính chưa bao giờ thôi gây khó dễ cho bất kể trader nào. Tỷ lệ trader thất bại khi tham gia các sàn giao dịch theo thống kê cho thấy giao động ở con số từ 85% đến 95%. Bởi vậy bạn cần phải tự có được tư duy giao dịch đúng đắn.

  • Giao dịch trên bất kỳ thị trường tài chính nào không phải là phương pháp làm giàu nhanh mà đơn giản.
  • Không có một cách thức nào để trader có thể đảm bảo 100% thắng lợi.
  • Để giao dịch thành công, trader kinh bỏ thời gian và công tác nghiên cứu. Đồng thời đề ra kế hoạch chặt chẽ.
  • Kiên nhẫn và không ngừng học hỏi.

2. Xác định mục tiêu rõ ràng

Các trader cần có đước các mục tiêu rõ ràng trên con đường mình đang đi. Đặc biệt trên con đường tài chính lại cần phải có mục tiêu rõ nét cụ thể nhất.

Xác định mục tiêu

3. Rèn luyện mỗi ngày

Không gì có thể khiến bản thân bạn tốt hơn băng việc rèn luyện bản thân mỗi ngày. Bạn không nhất thiết phải tham gia vào trader liên tục mà dựa vào các giao dịch thua và thắng bạn có các phân tích kỹ lưỡng tại sao mình thành công hay lại thất bại như vậy.

Nếu như sự thất bại ấy đến từ hệ thống đồng nghĩa với việc chưa có sự chuẩn bị tốt về thông tin. Còn nếu như giao dịch của bạn bị thất bại thì là do bạn chưa đánh giá đúng về xu hướng đám đông, chưa phân tích được kỹ lưỡng.

Để đi đến được các phần giao dịch tiếp theo bạn sẽ có được sự cẩn trọng hơn và coi những lần thất bại trước đó là bài học để rút ra kinh nghiệm.

4. Có chiến lược quản lý hiệu quả nguồn vốn

Trader cần phải biết quản lý nguồn vốn của mình dù ít hay nhiều. Bằng cách bố chí theo từng mục đầu tư hợp lý. Phải luôn theo sát tài khoản của bạn có bao nhiêu tiền sau mỗi lần giao dịch sự thay đổi của số tài khoản ra sao?

Các trader cũng không nên dồn hết vốn đầu tư của mình vào một mục đầu tư nào đó. Mà nên phân bổ nguồn vốn ra nhiều mục đầu tư khác nhau. Trong trường hợp bạn bị thua lỗ cũng sẽ không bị mất đi tất cả vốn có.

Ngoài ra, trader cần quản lý nguồn vốn theo 3 điểm cơ bản : khối lượng giao dịch, mức độ rủi ro cho mỗi giao dịch và mức độ rủi ro chấp nhận được khi triển khai chiến lược theo từng giai đoạn.

5. Không lạm dụng việc giao dịch quá mức

Với những trader mới vào nghề sẽ rất dễ vấp phải việc giao dịch với tần suất quá mức. Nếu như thị trường diễn ra không được như mong muốn trader sẽ phải đối mặt với những rủi ro thua lỗ rất lớn. Khi đó trader sẽ như ngồi trên chảo lửa với độ rủi ro càng tăng cao khi kết hợp với đòn bẩy tài chính. Chính vì thế phải biết hạn chế nhất sự giao dịch của mình trong bối cảnh thị trường biến động mạnh.

6. Lựa chọn sáng suốt nền tảng giao dịch

Trước những thị trường đầy sự cám rỗ hiện nay, trader cần phải có sự lựa chọn nền tảng giao dịch sáng suốt nhất. Rất nhiều sàn giao dịch như một nhà cái cung cấp các dịch vụ cờ bạc đỏ đen dưới vỏ bọc giao dịch tài chính.

Thời gian của các loại giao dịch xấu này thường diễn ra rất ngắn trong khoảng 30s đến 60s, nó thực sự không khác gì một canh bạc. Chính vì thế mà các trader chuyên nghiệp sẽ không bao giờ lựa chọn loại sàn giao dịch này.

Lời kết

Tóm lại, khi lựa chọn cho bản thân một nền tảng giao dịch trader cần tìm hiểu kỹ lưỡng cơ chế hoạt động, các dịch vụ mà sàn cung cấp. Nhất là với các loại sàn không rõ nguồn gốc và không có chính sách bảo vệ quyền lợi cho khách hàng nhé!

Trên đây là tất cả những thông tin giúp các bạn đọc hiểu được Trader là gì? Nếu bạn đã hiểu Trader là gì và đang có ý định trở thành một trader chuyên nghiệp thì mong rằng bài viết này đã giúp bạn định hướng được con đường của mình. Đừng quên truy cập website daotaoaffiliate.com thường xuyên để cập nhật những bài viết mới nhất nhé!

Học làm youtube, cách kiếm tiền trên youtube

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

huóng dẫn tạo tài khoản ChatGPT Miễn Phí Tại Việt Nam

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí xem videos và làm theo hướng dẫn để tạo được tài khoản ChatGPT miễn phí, thành công 100% hoặc bấm vào...

User Agent là gì?

User agent là gì? Cách kiểm tra, thay đổi User Agent trên trình duyệt

5/5 - (4 bình chọn) User agent không còn là thuật ngữ xa lạ đối với những người làm web. Vậy bạn đã biết User agent là gì? Cách kiểm...

thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân là gì? Lợi ích, cách xây dựng thương hiệu cá nhân

5/5 - (1 bình chọn) Một sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng thì bán chạy hàng, bản thân bạn cũng cần thương hiệu để trở nên nổi bật và...

Tặng 99 Vé Miễn Phí 5 Ngày Học Làm Youtube