Chào mừng bạn đến với Daotaoaffiliate
0837326789

Lý thuyết Dow là gì? Nền tảng, nguyên lý áp dụng phân tích kỹ thuật

5/5 - (1 bình chọn)

Học thuyết hay lý thuyết Dow là khởi nguồn cho mọi trường phái phân tích kỹ thuật và các thuật ngữ mà trader sử dụng ngày nay như uptrend, downtrend hay sideway… Điều ít ai biết về người sáng lập học thuyết này Mr. Charles H.Dow cũng chính là người sáng lập nên tờ Wall Street Journal nổi tiếng của phố Wall. Trong bài viết này hãy cùng DuHa Academy tìm hiểu về lý thuyết Dow này là gì và nền tảng, nguyên lý áp dụng phân tích kĩ thuật như thế nào nhé!

Lý thuyết Dow là gì

Cha đẻ của lý thuyết Dow là một nhân vật nổi tiếng trong thị trường chứng khoán Mỹ – Charles H.Dow, và đây chính là người đã sáng lập ra chỉ số Dow – Jones (cùng với cộng sự Jones).

Lý thuyết Dow là kết quả của một chuỗi những bài báo được Charles H. Dow xuất bản từ năm 1900 – 1902 trên tờ The Wall Street Journal. Lý thuyết Dow được coi là khởi nguồn của mọi trường phái phân tích kỹ thuật. Điều thú vị là ở chỗ lý thuyết Dow được xây dựng nên với mục đích nguyên thuỷ là sử dụng những xu hướng của thị trường chứng khoán.Sử dụng một phong vũ biểu về điều kiện kinh doanh chứ không nhằm mục đích dự báo giá cổ phiếu. Tuy nhiên càng về sau, lý thuyết Dow lại chủ yếu dành riêng cho việc hỗ trợ dự báo giá cổ phiếu.

Lý thuyết Dow là gì
Lý thuyết Dow được coi là khởi nguồn của mọi trường phái phân tích kỹ thuật

Để làm được vậy Dow chủ yếu dựa vào 2 chỉ số gồm: Chỉ số công nghiệp Dow Jones và Chỉ số đường sắt Dow Jones (nay là Chỉ số vận tải), được Dow biên soạn đăng tải trên Wall Street Journal. Ông cho rằng chúng có thể phản ánh chính xác các điều kiện kinh doanh vì chúng bao gồm hai phân khúc kinh tế chính: công nghiệp và đường sắt (vận tải). Dù các chỉ số này đã thay đổi trong suốt 100 năm qua, nhưng lý thuyết vẫn áp dụng và trở thành 1 trong những lý thuyết cơ bản nhất cho giao dịch ngoại hối forex cũng như cho thị trường tài chính hiện đại.

Nguyên lý áp dụng phân tích kỹ thuật

Toàn bộ lý thuyết phân tích kỹ thuật mà chúng ta biết tới như ngày hôm nay đều bắt nguồn từ lý thuyết Dow. Vì thế, nếu muốn hiểu rõ phân tích kỹ thuật trong forex bạn cần biết 6 nguyên lý cơ bản của thuyết Dow.

6 nguyên lý cơ bản đó là:

  • Thị trường có 3 xu hướng chính.
  • Các xu hướng thị trường gồm có 3 giai đoạn.
  • Giá cả phản ánh tin tức.
  • Sự tương quan phải được thể hiện
  • Xu hướng được xác nhận bởi khối lượng giao dịch (volume).
  • Xu hướng được duy trì cho đến khi dấu hiệu đảo chiều xuất hiện

1. 3 xu hướng chính

Dow đã nêu ra trong lý thuyết của mình rằng thị trường gồm 3 xu hướng chính:

  • Xu hướng lớn (Primary movement): xu hướng này rất dài từ một năm đến vài năm. Không ai có thể thực sự dự đoán được những chu kỳ này và nó cúng không thể bị thao túng bởi những tổ chức lớn.
  • Xu hướng trung bình (Medium swing): Độ dài của những loại xu hướng này thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng, những điểm được cho là hay xuất hiện retrace là ở mức 0.33% và 0.66%.
  • Xu hướng nhỏ (Minor movements): Đây là dạng xu hướng nhỏ nhất trong Lý thuyết Dow, nó thường kéo dài từ 1 giờ đến dưới một tháng. Do tính chất ngắn hạn của nó, dạng xu hướng này có khả năng bị thao túng với những nhóm người hoặc tổ chức lớn.
Nguyên lí lí thuyết Dow
3 xu hướng chính của lí thuyết Dow

2. 3 giai đoạn chính

Xu hướng dài hạn thường có 3 giai đoạn gồm:

  1. Tích lũy (Accumulation): Giai đoạn này thị trường di chuyển chậm, rất chậm, gần với mức tối thiểu. Thông thường ở giai đoạn này, sự hoảng loạn bao trùm lên những nhà giao dịch ít thông tin. Trong khi những dòng smart money thì đang âm thầm mua vào hấp thụ hết những lệnh bán từ những nhà giao dịch đang trong cơn bán tháo.
  2. Giai đoạn bùng nổ: Đây là thời khắc mà gần như tất cả những người tham gia thị trường đều bắt đầu nhận ra những chuyển động đi lên của giá và bắt đầu mua vào. Tâm trạng chung của thị trường là hy vọng và lạc quan.
  3. Giai đoạn quá độ: Giai đoạn này là lúc thị trường đã trở nên quá nóng. Nhờ vào những phương tiện truyền thông mà đám đông đã biết được rằng thị trường đang có xu hướng tăng và họ không thể chờ đợi lâu hơn để mua vào. Sự lạc quan ban đầu chuyển sang hưng phấn thái quá. Những dòng smart money đã mua vào ở giai đoạn thị trường tích lũy bắt đầu quá trình phân phối (bán ra) cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ – những người thiếu thông tin.
3 giai đoạn chính
Lý thuyết Dow phát biểu rằng xu hướng dài hạn thường có 3 giai đoạn

3. Giá cả phản ánh tin tức

Nội dung của nguyên tắc này đó là giá sẽ phản ánh tin tức được phát hành “ngay lập tức”. Hiện tượng này được biết đến với cái tên quen thuộc hơn “Mua tin đồn-Bán sự thật”. Bạn sẽ hiểu ngay vấn đề khi nhìn hình bên dưới.

Giá cả phản ánh tin tức
Hiện tượng này được biết đến với cái tên quen thuộc hơn “Mua tin đồn-Bán sự thật

4. Các xu hướng xác nhận bởi khối lượng giao dịch (Volume)

Nguyên tắc quan trọng tiếp theo của Lý thuyết liên quan đến Volume cụ thể: Trong một xu hướng, khối lượng giao dịch phải gia tăng theo những sóng đẩy (theo hướng của trend) và giảm trong giai đoạn điều chỉnh (ngược trend).

Khi điều này xảy ra tức là sự di chuyển của thị trường đang đang được thúc đẩy bởi những người tham gia mới, do đó làm gia tăng cung/cầu.

5. Sự tương quan phải được thể hiện

Đây chính là nguyên tắc nền tảng của phân tích liên thị trường. Ví dụ cho trường hợp này, trong thời điểm những ngành công nghiệp phát triển, ngành vận tải sẽ có cơ hội phát triển theo vì chúng có độ tương quan với nhau.

Một ví dụ nhỏ hơn trong lĩnh vực tài chính đó chính là giá Gold và giá Yên nhật. Chúng thường được xem là những nơi trú ẩn khi có những rủi ro xuất hiện, nên giá của chúng thường chuyển động cùng hướng với nhau.

6. Các xu hướng tồn tại đến khi có những tín hiệu cho thấy chúng đã kết thúc

Nội dung nguyên lý này đưa ra nhận định một xu hướng vẫn có hiệu lực cho đến khi xuất hiện sự đảo chiều. Do đó, nhà đầu tư cần tập cho mình sự kiên nhẫn, chờ đợi tương lai có tín hiệu đảo chiều mới có thể giao dịch.

Những mặt hạn chế trong lý thuyết Dow

 Lý thuyết Dow được nhiều người coi là một dạng kim chỉ nam, một dạng bí kíp tuyệt học cho lĩnh vực phân tích đầu tư tài chính, thì nhiều nghiên cứu sử dụng các công cụ thống kê hiện đại lại cho thấy Lý thuyết Dow cũng có nhiều hạn chế. Dưới đây Daotaoaffiliate đưa ra một số hạn chế sau:

1. Lý thuyết Dow không phải lúc nào cũng đúng​

Điều này hoàn toàn rõ ràng. Việc áp dụng Lý thuyết Dow hoàn toàn dựa vào khả năng giải thích tình hình thị trường và chịu sự rủi ro đối với tính chính xác của những giải thích này. Dẵu sao cũng cần nhắc lại rằng lịch sử đã chứng minh nếu tuân thủ đúng theo lý thuyết Dow thì lợi nhuận sẽ rất cao.

2. Lý thuyết Dow quá trễ

Đây là một phê bình đúng. Đôi khi người ta còn thậm chí cho rằng nếu mỗi biến động lớn của thị trường được chia thành ba phần thì Lý thuyết Dow sẽ làm người tuân theo nó mất đi cơ hội kiếm tiền ở phần đầu và cuối của biến động này, có khi là mất đi toàn bộ cơ hội.

Nhắc lại rằng đây là một điểm đúng về Lý thuyết Dow, nhưng trên thực tế những hành động theo đúng Lý thuyết Dow cũng đã mang lại lợi nhuận rất lớn và có rất ít người đạt được mức lợi nhuận này. Những ghi nhận và tính toán cho thấy lợi nhuận sẽ rất cao nếu đầu tư theo đúng Lý thuyết Dow.

3. Lý thuyết Dow không giúp nhà đầu tư khi có biến động trung gian

Hạn chế của lí thuyết Dow
Lý thuyết Dow không giúp nhà đầu tư khi có biến động trung gian

Nếu bạn là nhà đầu tư trong ngắn hạn. Lý thuyết Dow hầu như không đưa ra (nếu có thì chỉ rất ít) những dấu hiệu về sự thay đổi trong các xu thế trung gian. Tuy nhiên nếu có thể có được những dấu hiệu này thì rõ ràng lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều so với chỉ đầu tư theo những biến động của xu thế cấp một.

Một số nhà kinh doanh chứng khoán đã dựa trên Lý thuyết Dow để đưa ra những nguyên lý phụ áp dụng cho các biến động trung gian. Nhưng nhìn chung chưa có một nguyên lý nào loại này họat động thực sự có hiệu quả.

Lý thuyết Dow chỉ là một công cụ – một chiếc máy để khi ta đưa dữ liệu vào thì nó đưa ra những kết quả về xu thế cấp 1 – xu thế chính của thị trường. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi hầu hết các cổ phiếu trên thị trường đều vận động theo xu thế đó. Lý thuyết Dow không thể chỉ ra, không thể giúp bạn xác định nên mua hay bán loại cổ phiếu nào.

4. Lý thuyết Dow thường làm cho nhà đầu tư băn khoăn​

Bất cứ lúc nào Lý thuyết Dow cũng có thể đưa ra những câu trả lời dựa trên cơ sở hợp lý về tình hình thực tế của thị trường. Câu trả lời có thể sai, nhưng chỉ là trong một thời gian ngắn tương đối ở giai đoạn đầu của xu thế cấp 1 mới hình thành.

Sẽ cũng có lúc một nhà phân tích theo trường phái Dow nói với một nhà đầu tư rằng: “Xu thế cơ bản của thị trường có lẽ sẽ vẫn là lên giá nhưng thị trường đã bước vào thời kỳ nguy hiểm và tôi không thể khuyên bạn chính xác nên mua gì vào lúc này. Có lẽ đã quá muộn”.

Thường thì ý kiến phản đối này chỉ phản ánh những phản ứng đối với quan điểm của Lý thuyết Dow nguyên lý chỉ số bình quân phản ánh mọi thông tin và thông số của thị trường chứng khoán. Có thể ý kiến phản đối này là của những người có quan điểm bản thân về những biến động cổ phiếu không thống nhất với quan điểm của Lý thuyết Dow.

Lời kết

Lý thuyết Dow vẫn có 1 số hạn chế nhất định như nó khá trễ và không phải lúc nào cũng đúng hoàn toàn nhất là với những giao dịch ngắn hạn, do sự ảnh hưởng của tâm lý đám đông cùng sự phát triển của internet. Hơn nữa, thị trường giao dịch hiện tại theo các khung phút và giây chứ không giao dịch theo ngày như thị trường chứng khoán trước đó, vì lẽ đó thị trường sẽ bị nhiễu nhiều hơn thông tin sẽ kém chính xác hơn. Mọi thắc mắc mong bạn đọc hãy để lại bình luận phía dưới, bạn sẽ nhận được tư vấn nhanh chóng từ chuyên gia Phùng Duy Hoan!

Học làm youtube, cách kiếm tiền trên youtube

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

huóng dẫn tạo tài khoản ChatGPT Miễn Phí Tại Việt Nam

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí xem videos và làm theo hướng dẫn để tạo được tài khoản ChatGPT miễn phí, thành công 100% hoặc bấm vào...

User Agent là gì?

User agent là gì? Cách kiểm tra, thay đổi User Agent trên trình duyệt

5/5 - (4 bình chọn) User agent không còn là thuật ngữ xa lạ đối với những người làm web. Vậy bạn đã biết User agent là gì? Cách kiểm...

thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân là gì? Lợi ích, cách xây dựng thương hiệu cá nhân

5/5 - (1 bình chọn) Một sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng thì bán chạy hàng, bản thân bạn cũng cần thương hiệu để trở nên nổi bật và...

Tặng 99 Vé Miễn Phí 5 Ngày Học Làm Youtube