Vốn lưu động, vòng quay vốn lưu động là những khái niệm cơ bản trong lĩnh vực tài chính và không kém phần quan trọng đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Vậy vốn lưu động là gì? Vòng quay vốn lưu động là gì? Công thức tính vòng quay vốn lưu động ra sao? Hãy cùng Đào tạo Affiliate tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Vốn lưu động là gì?
Vốn lưu động hay còn gọi là tài sản lưu động, là tài sản có giá trị ngắn hạn như: hàng tồn kho, tiền lương, tiền đầu tư và một số vốn ngắn hạn khác.
Vốn lưu động được coi là một phần của vốn hoạt động, cùng với các tài sản cố định như nhà máy và thiết bị, tiền đầu tư,…
Vốn lưu động có ý nghĩa rất lớn đối với một doanh nghiệp. Nó chính là thước đo tiền mặt hiện có để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Vốn lưu động càng nhiều thì các doanh nghiệp sẽ càng dễ phát triển. Bởi vì nếu vốn này ít sẽ bị chậm lương nhân viên, không thể nhập hàng về kho hoặc không thể mở rộng thêm kinh doanh sản phẩm mới.
Công thức tính vốn lưu động
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn
Trong đó:
- Tài sản ngắn hạn: là tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp có thời gian luân chuyển ngắn, được tính theo kỳ kinh doanh hoặc 1 năm. Tài sản ngắn hạn như tiền tệ, hiện vật (vật tư, hàng hóa) dưới dạng đầu tư ngắn hạn và nợ phải thu.
- Nợ ngắn hạn: Là toàn bộ các khoản chi phí phải thanh toán trong một kỳ kinh doanh hoặc 1 năm, bao gồm nợ dồn tích, các khoản vay ngắn hạn…
Theo công thức, nếu tài sản ngắn hạn ít hơn nợ ngắn hạn thì vốn lưu động sẽ bị âm. Như vậy, doanh nghiệp đang trong trạng thái thâm hụt vốn lưu động. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn, không nên để vốn này bị âm trong thời gian quá lâu.
Vòng quay vốn lưu động là gì?
Vòng quay vốn lưu động đó là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh.
Ví dụ:
Một vòng quay vốn của một doanh nghiệp được tính từ bước đầu tiên đến khi ra sản phẩm đem bán thu tiền về để tái sản xuất, có nghĩa doanh nghiệp đã hoàn thành một kỳ kinh doanh.
Công thức tính vòng quay vốn lưu động
Công thức tính như sau:
Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / Vốn lưu động bình quân
Trong đó:
- Doanh thu thuần: Là doanh thu của việc bán hàng sau khi trừ đi toàn bộ các khoản giảm, thuế phí, chiết khấu hoặc hàng bị trả lại trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vốn lưu động bình quân: Là lượng vốn lưu động trung bình của cả doanh nghiệp chia đều cho 12 tháng.
Công thức tính vốn lưu động bình quân:
Vốn lưu động bình quân = Tổng vốn lưu động 12 tháng / 12
Cách tính vòng quay vốn lưu động khá đơn giản. Nhưng để quản lý vòng quay này sau cho hiệu quả thì khôn phải điều dễ dàng, cùng xem phương pháp quản lý trong phần tiếp!
Vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa gì trong kinh doanh?
Chỉ số vòng quay này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động ổn định, sử dụng vốn hiệu quả cao.
Ngược lại, nếu vòng quay vốn thấp chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, khả năng sản xuất, luân chuyển hàng hóa và thu hồi vốn của doanh nghiệp bị chậm. Từ đó làm cho sản xuất bị ngưng trệ, doanh thu không tăng trưởng.
Thông thường, doanh nghiệp kinh doanh có vòng quay vốn lưu động cao hơn vòng quay doanh nghiệp sản xuất.
Vòng quay vốn lưu động bao nhiêu là hợp lý?
Vòng quay vốn lưu động của mỗi tổ chức công ty, doanh nghiệp là khác nhau. Vậy nên sẽ không có giới hạn con số vòng quay hay lượng vốn lưu động cụ thể.
Để biết bao nhiêu là hợp lý thì doanh nghiệp cần phân tính, định hướng và đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Nhưng để đánh giá toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì không chỉ dựa vào chỉ số vòng quay này. Nhưng lưu ý đây cũng là chỉ số quan trọng.
Để có thể đánh giá, phân tích và lập kế hoạch một cách toàn diện nhất, doanh nghiệp phải quan tâm đến những hoạt động giúp phát triển kinh doanh, tài sản cố định, các phương thức sinh lời của vốn,…
Phương pháp quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả
Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển và hiệu quả thì về vòng quay vốn lao động là một trong những vai trò quan trọng. Do đó, cần không ngừng cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao quản lý vòng quay vốn.
Việc cần làm là doanh nghiệp cần quản lý tốt các yếu tố dưới đây:
Quản lý tiền mặt
Việc quản lý dòng tiền ra vào của doanh nghiệp là rất quan trọng. Tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần xác định số dư tiền mặt tối thiểu để đáp ứng các chi phí hàng ngày. Đồng thời làm giảm chi phí nắm giữ tiền mặt.
Quản lý hàng tồn kho
Đây là yếu tố chính để quản lý vòng quay vốn lưu động. Nếu lượng hàng tồn kho nhiều sẽ làm chậm vòng quay vốn, làm hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả.
Vì vậy, cần xác định được mức tồn kho tối đa của các giai đoạn căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của các giai đoạn.
Như vậy vừa tránh được tình trạng sản xuất tràn lan, giảm các chi phí nguyên vật liệu, chi phí sắp xếp lại,… Đồng thời giúp tăng lưu lượng tiền mặt cho doanh nghiệp.
Quản lý các khoản nợ
Các khoản nợ cũng là nguyên nhân khiến vòng quay vốn chậm lại. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định chính sách thu hút khách hàng bằng những bằng những điều khoản tín dụng. Các khoản nợ khi đến hạn cần được thúc giục hoàn thành đúng kế hoạch.
Như vậy sẽ giúp cho bất kỳ tác động nào trên lưu chuyển tiền tệ và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt được bù đắp bằng doanh thu. Từ đó hoàn vốn được tăng lên.
Lời kết
Bài viết trên về công thức tính vòng quay vốn lưu động của Đào tạo Affiliate đã chỉ ra những khái niệm và công thức, cách thức hoạt động, phương pháp quản lý vốn lưu động và vòng quay vốn lưu động. Đây là một chỉ tiêu tài chính quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giúp việc quản lý doanh nghiệp tốt hơn.