Chào mừng bạn đến với Daotaoaffiliate
0837326789

Brand equity là gì? Đặc điểm, vai trò, cách xây dựng Brand equity

5/5 - (5 bình chọn)

Trong nền kinh tế hiện đại, tài sản của doanh nghiệp không chỉ còn cân đo đong đếm một cách chính xác bằng những con số, mà những giá trị vô hình cũng góp một phần lớn với giá trị chung của doanh nghiệp. Một trong số các giá trị vô hình đó là Brand Equity tài sản thương hiệu. Hiện nay, hầu hết các công ty đã ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu và giá trị mà nó đem lại, từ những công ty lớn và toàn cầu đến những công ty nhỏ hay startup. Họ đều đã và đang đầu tư phát triển giá trị thương hiệu của mình. Brand equity là gì? Đặc điểm, vai trò, cách xây dựng Brand equity như thế nào? Cùng DuHa Academy tìm hiểu qua bài viết sau!

Brand equity là gì

Brand Equity là tài sản thương hiệu, hay thường được gọi là giá trị thương hiệu. Đây là một thuật ngữ chuyên ngành marketing, theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Thương hiệu là tài sản vô hình, thường được ở dưới dạng là một cái tên, một từ ngữ hay biểu tượng, hay là một hình vẽ để xác định một sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp cố định.” Thông thường thì doanh nghiệp sở hữu thương hiệu sẽ đăng ký bản quyền cho thương hiệu của mình, tránh bị đạo nhái hay trùng lặp với sản phẩm khác trên thị trường. Tài sản thương hiệu được xác định bởi nhận thức và trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu.

Brand Equity
Brand Equity là tài sản thương hiệu, hay thường được gọi là giá trị thương hiệu.

Tài sản thương hiệu được hình thành và tích luỹ trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động. Từ cách doanh nghiệp phân phối sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng, cảm nhận & trải nghiệm của khách hàng cho đến cách doanh nghiệp đối xử với nhân viên, người lao động, cách doanh nghiệp ứng xử với xã hội…

Các thành phần cơ bản của Brand Equity

Mời bạn đọc tìm hiểu một số thành phần của Brand Equity thông qua các luận điểm dưới đây.

1. Nhận biết (Brand Awareness)

Liệu khách hàng có dễ dàng nhận biết thương hiệu của bạn giữa hàng ngàn nhãn hiệu đang xuất hiện trên thị trường? Vì vậy, yếu tố đầu tiên của Brand Equity chính là sự nhận biết thương hiệu của bạn đối với khách hàng tiềm năng. Những thông điệp và hình ảnh xung quanh thương hiệu của bạn phải luôn được gắn kết với nhau để người tiêu dùng có thể nhận ra, ngay cả đối với các sản phẩm mới.

2. Nhận diện (Brand Recognition)

Nhận diện thương hiệu là mức độ mà khách hàng có thể tự nhận biết thương hiệu của bạn trên thị trường, không bị tác động bởi các yếu tố khác như quảng cáo, giới thiệu,… Khi khách hàng bắt đầu nhận diện được thương hiệu, họ sẽ cảm thấy quen thuộc với thương hiệu của bạn hơn.

Thành phần Brand equity
 Nhận diện thương hiệu là mức độ mà khách hàng có thể tự nhận biết thương hiệu

3. Thử nghiệm (Brand Trial)

Thử nghiệm thương hiệu là quá trình khách hàng chọn mua sản phẩm của bạn lần đầu tiên sau khi đã nhận ra được thương hiệu. Lúc này thì hình ảnh thương hiệu đã nằm trong tâm trí khách hàng, và có khả năng cao là họ sẽ chọn sản phẩm của bạn để dùng thử và đưa ra đánh giá sơ bộ.

4. Yêu thích (Brand Preference)

Yêu thích thương hiệu là giai đoạn mà bạn xuất sắc vượt qua hàng ngàn thương hiệu khác để lọt vào danh sách chọn của khách hàng. Yếu tố này phụ thuộc nhiều vào trải nghiệm lần đầu của khách. Nếu sản phẩm hay dịch vụ của bạn tốt, khách hàng sẽ dễ dàng đưa nó vào mục ưa thích của họ.

5. Trung thành (Brand Loyalty)

Cuối cùng, trung thành với thương hiệu là giai đoạn mà khách hàng chỉ muốn mua sản phẩm của bạn. Sau một chuỗi những trải nghiệm tốt, người dùng sẽ có xu hướng trung thành với thương hiệu đó. Ngoài ra, họ còn giới thiệu thương hiệu của chúng ta đến người khác.

Đặc điểm, vai trò, cách xây dựng Brand equity

Tài sản thương hiệu là yếu tố giúp doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển bền vững trên thương trường trong một khoảng thời gian dài.

1. Vai trò của Brand equity

Dưới đây là một số vai trò của tài sản thương hiệu mang lại:

  • Cơ hội hợp tác và đầu tư và được hỗ trợ cao hơn
  • Nâng cao mức độ hiệu quả trong công tác truyền thông và quảng bá
  • Nâng cao mức độ hiệu quả trong công tác tuyển dụng
  • Nâng cao giá trị cổ phiếu
  • Hạn chế được rủi ro tổn hại do tác động của cạnh tranh
  • Hạn chế được rủi ro tổn hại do suy thoái kinh tế
  • Nâng cao biên độ lợi nhuận
  • Hạn chế suy nghĩ tiêu cực của khách hàng và người tiêu dùng khi doanh nghiệp tăng hoặc giảm giá sản phẩm
  • Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, khách hàng về giá trị của sản phẩm
  • Nâng cao mức độ trung thành của khách hàng

2. Cách xây dựng Brand Equity vững chắc cho doanh nghiệp

Dưới đây là những bí quyết xây dựng Brand bền vững

Bước 1: Xây dựng nhận thức về thương hiệu

Để xây dựng những tài sản thương hiệu vững vàng, trước tiên doanh nghiệp cần phải xây dựng nhận thức về thương hiệu của người tiêu dùng. Có thể khi nghe đến nhận thức thương hiệu, bạn sẽ cảm giác điều này khá trừu tượng. Tuy nhiên, thực tế nhận thức thương hiệu là cách để người khác cảm giác, trải nghiệm hay gợi nhớ về tổ chức, doanh nghiệp hay thậm chí là cá nhân của bạn.

Xay-dung-brand
Xây dựng nhận thức về thương hiệu

Giới thiệu sản phẩm chất lượng đến thị trường được xem là bước đầu để xây dựng nhận thức của người tiêu dùng. Đây là bước cực kỳ quan trọng để doanh nghiệp tạo ấn tượng, thu hút phản ứng tích cực của khách hàng ngay từ những giây phút đầu tiên. Không chỉ nhấn mạnh lợi ích sản phẩm, đây còn là cách thương hiệu có thể thuyết phục khách hàng về chất lượng của sản phẩm.. Điều này có thể đạt được thông qua một số yếu tố như tên thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu, thiết kế mẫu mã, bao bì, giá trị sản phẩm cung cấp cũng như người bán hàng,…

Bước 2: Truyền tải thông điệp, ý nghĩa của thương hiệu

Bên cạnh những yếu tố cốt lõi như sản phẩm chất lượng, giá cả tốt, các khía cạnh khác trong kinh doanh cũng rất cần thiết. Tất cả bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp khi tiếp xúc với bất kỳ khách hàng nào cũng phải điều chỉnh phong cách giao tiếp lịch sự, linh hoạt. Đảm bảo hướng đến đúng mục tiêu dễ dàng, chuyên nghiệp.

Đặc biệt, thiết lập hình ảnh của thương hiệu luôn cần sự nhất quán, đồng bộ trong doanh nghiệp. Điều này không chỉ thể hiện tính chuyên nghiệp mà còn tạo ấn tượng thương hiệu trong lòng khách hàng.. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần kiên trì, bền bỉ trong từng hành trình nghiên cứu thị trường, thấu hiểu điều khách hàng đang cần. Nếu bạn không biết họ thích điều gì, hãy kiểm soát những gì khách hàng biết, dẫn dắt họ “thích” sản phẩm của bạn.

Bước 3: Định hình lại cách khách hàng cảm nhận về thương hiệu

Sau khi trải nghiệm về sản phẩm, dịch vụ, khách hàng thường để lại phản hồi cảm nhận về thương hiệu thông qua những đánh giá và bày tỏ cảm xúc. Việc mà thương hiệu cần làm là điều chỉnh việc đưa ra phản hồi trở nên dễ dàng và tiện lợi cho khách hàng.

Xây dựng Brand Equity
Định hình lại cách khách hàng cảm nhận về thương hiệu

Để đẩy mạnh lượng khách hàng trung thành cho doanh nghiệp, bạn cần tạo ra hình ảnh tích cực, cuốn hút của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Khi bạn định hình được cách người dùng nghĩ về thương hiệu, doanh nghiệp sẽ dễ dàng xây dựng hướng đi ấn tượng. Từ đó tăng trưởng một cách ổn định về khách hàng lẫn doanh thu.

Bước 4: Thiết lập mối quan hệ với khách hàng

Phát triển sản phẩm không phải là yếu tố chính quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Hiện nay, khách hàng không chỉ tập trung vào những giá trị doanh nghiệp mang đến mà còn quan tâm cách bán hàng, chăm sóc khách hàng. Đó là lý do và động lực để doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào các mối quan hệ với khách hàng.

xây dựng Brand
Thiết lập mối quan hệ với khách hàng

Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và cung cấp những sản phẩm chất lượng sẽ là điểm cộng tuyệt vời để tạo ấn tượng trong lòng khách về thương hiệu. Từ đó, khách hàng sẽ tin tưởng và thường xuyên mua hàng, cảm thấy gắn bó cùng thương hiệu. Đồng thời, mối quan hệ với khách hàng tốt có thể đưa họ trở thành đại sứ thương hiệu và chia sẻ đến mọi người xung quanh những điều tích cực về doanh nghiệp.

Lời kết

Trên đây là thông tin về “Brand Equity là gì?” cũng như đặc điểm, vai trò, cách giúp doanh nghiệp xây dựng Brand Equity vững chắc. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những chiến lược, cách phát triển riêng, nhưng không thể rời ra việc xây dựng Brand Equity thật mạnh mẽ, chắc chắn. Đây là yếu tố quan trọng ở cả chiến lược tiếp thị lẫn hiệu quả kinh doanh. Qua bài viết bạn đã nắm được thông tin về Brand Equity chưa? Nếu còn thắc mắc bạn hãy để lại bình luận phía dưới. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nhanh nhất có thể!

Học làm youtube, cách kiếm tiền trên youtube

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

huóng dẫn tạo tài khoản ChatGPT Miễn Phí Tại Việt Nam

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí xem videos và làm theo hướng dẫn để tạo được tài khoản ChatGPT miễn phí, thành công 100% hoặc bấm vào...

User Agent là gì?

User agent là gì? Cách kiểm tra, thay đổi User Agent trên trình duyệt

5/5 - (4 bình chọn) User agent không còn là thuật ngữ xa lạ đối với những người làm web. Vậy bạn đã biết User agent là gì? Cách kiểm...

thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân là gì? Lợi ích, cách xây dựng thương hiệu cá nhân

5/5 - (1 bình chọn) Một sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng thì bán chạy hàng, bản thân bạn cũng cần thương hiệu để trở nên nổi bật và...

Tặng 99 Vé Miễn Phí 5 Ngày Học Làm Youtube