Chào mừng bạn đến với Daotaoaffiliate
0837326789

UX là gì? Những yếu tổ ảnh hưởng và cách tối ưu trải nghiệm người dùng

5/5 - (3 bình chọn)

UX là từ gọi tắt của User Experience (trải nghiệm người dùng). Đây là yếu tố quan trọng đối với thành công của một doanh nghiệp. UX giúp doanh nghiệp hiểu được cảm nhận của người dùng với sản phẩm của họ. Vậy UX là gì? Những yếu tố ảnh hưởng và cách tối ưu trải nghiệm người dùng tốt nhất trên website như thế nào? Cùng trả lời những thắc mắc về UX qua bải viết dưới đây của Đào Tạo Affiliate nhé!

UX là gì
UX là từ gọi tắt của User Experience (trải nghiệm người dùng)

UX là gì?

UX (User Experience) hay trải nghiệm người dùng được hiểu là quá trình trải nghiệm cảm nhận, phản hồi của người dùng trước và trong khi sử dụng hoặc tương tác với các sản phẩm, phương tiện, hay một hệ thống bất kỳ nào đó bao gồm tất cả niềm tin, sở thích, cảm xúc và nhận thức của họ.

Trải nghiệm người dùng UX có tầm ảnh hưởng quan trọng mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại của sản phẩm nên doanh nghiệp cần chú ý đến mọi khía cạnh của trải nghiệm để phân phối sản phẩm ra thị trường một cách hợp lý.

Vai trò của thiết kế trải nghiệm người dùng (User Experience)

Hầu hết các doanh nghiệp và các chủ đầu tư đều chú trọng việc thiết kế trải nghiệm người dùng UX bởi họ hiểu được UX là gì cũng như tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển và nhu cầu được đáp ứng mục tiêu của họ:

  • Nó tạo ra những trải nghiệm tích cực giúp giữ chân khách hàng tiềm năng và khiến họ có mong muốn quay trở lại để sử dụng sản phẩm và giới thiệu cho bạn bè hoặc người thân quen,…
  • Nó giúp tạo ra sản phẩm có khả năng đáp ứng được các mục tiêu doanh nghiệp cũng như nhu cầu khách hàng với tầm nhìn, sự nỗ lực và cung cấp cho khách hàng những giá trị lâu dài.

Các yếu tố ảnh hưởng đến UX – Trải nghiệm người dùng là gì?

Có 7 yếu tố mô tả trải nghiệm người dùng, theo Peter Morville là người tiên phong trong lĩnh vực UX, người đã viết nhiều cuốn sách bán chạy nhất và tư vấn cho nhiều công ty về UX:

các yếu tổ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng

1. Useful (Hữu ích)

Nếu một sản phẩm không hữu ích cho ai đó, tại sao bạn muốn đưa nó ra thị trường? Nếu nó không có mục đích, nó không có khả năng để cạnh tranh cho sự chú ý; cùng với một thị trường đầy đủ các sản phẩm có mục đích và hữu ích. Cần lưu ý rằng “hữu ích” là trong mắt của độc giả và mọi thứ có thể được coi là “hữu ích” nếu nó cung cấp các lợi ích phi thực tế như sự hấp dẫn thú vị hoặc thẩm mỹ.

Do đó, trò chơi trên máy tính hoặc tác phẩm điêu khắc có thể được coi là hữu ích ngay cả khi chúng không cho phép người dùng thực hiện mục tiêu mà người khác tìm thấy có ý nghĩa.

2. Usable (Có thể sử dụng)

Khả năng sử dụng hay tính khả dụng là có liên quan với việc cho phép người dùng đạt được mục tiêu cuối cùng một cách hiệu quả và hiệu quả với một sản phẩm. Một trò chơi máy tính đòi hỏi 3 bộ đệm điều khiển không thể sử dụng được với người chơi, do chỉ có 2 tay.

Sản phẩm có thể thành công nếu chúng không sử dụng được nhưng ít có khả năng làm như vậy. Khả năng sử dụng kém thường gắn liền với thế hệ đầu tiên của một sản phẩm – nghĩ rằng thế hệ đầu tiên của máy nghe nhạc MP3; mà mất thị phần cho iPod dễ sử dụng hơn khi nó xuất hiện. IPod không phải là máy nghe nhạc MP3 đầu tiên nhưng nó là máy nghe nhạc MP3 đầu tiên có thể sử dụng được.

3. Findable (Có thể tìm thấy)

Có thể tìm thấy đề cập đến ý tưởng rằng sản phẩm phải dễ tìm và trong trường hợp các sản phẩm kỹ thuật số và thông tin; nội dung bên trong chúng cũng phải dễ tìm. Nếu bạn không thể tìm thấy một sản phẩm, bạn sẽ không mua sản phẩm đó và điều đó đúng với tất cả người dùng tiềm năng của sản phẩm đó.

Nếu bạn chọn một tờ báo và tất cả các câu chuyện trong đó được phân bổ không gian trang ngẫu nhiên, thay vì được tổ chức thành các phần như Thể thao, Giải trí, Kinh doanh, v.v. bạn có thể sẽ đọc báo một trải nghiệm rất bực bội. Khả năng tìm kiếm rất quan trọng đối với trải nghiệm người dùng của nhiều sản phẩm.

4. Credible (Đáng tin cậy)

Randall Terry nói; “Đánh lừa tôi một lần, xấu hổ về bạn. Người dùng sẽ không cho bạn một cơ hội thứ hai để đánh lừa họ – có rất nhiều lựa chọn trong hầu hết mọi lĩnh vực để họ chọn một nhà cung cấp sản phẩm đáng tin cậy.

Độ tin cậy liên quan đến khả năng của người dùng tin tưởng vào sản phẩm mà bạn đã cung cấp. Không chỉ là nó làm công việc mà nó có nghĩa vụ phải làm nhưng nó sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian hợp lý và thông tin được cung cấp với nó là chính xác và phù hợp với mục đích.

Nó gần như không thể cung cấp trải nghiệm người dùng nếu người dùng cho rằng người sáng tạo sản phẩm là một lời nói dối, với ý định xấu – họ sẽ tìm một đơn vị cung cấp khác để thay thế.

5. Desirable (Mong muốn)

Cả Skoda và Porsche đều sản xuất ô tô. Họ đang ở một mức độ nào đó cả hữu ích, có thể sử dụng, có thể tìm thấy, có thể truy cập đáng tin cậy và có giá trị nhưng Porsche được mong muốn hơn Skoda. Điều đó không có nghĩa Skoda không được mong muốn, họ đã bán được rất nhiều xe ô tô với thương hiệu Porsche mới.

Desirability được chuyển tải trong thiết kế thông qua xây dựng thương hiệu, hình ảnh, bản sắc, thẩm mỹ và thiết kế cảm xúc . Sản phẩm càng hấp dẫn hơn – thì càng có nhiều khả năng người dùng muốn có nó sẽ khoe khoang về nó và tạo ra mong muốn ở những người dùng khác.

6. Accessible (Có thể truy cập)

Đáng buồn thay, khả năng truy cập thường bị biến mất pha trộn khi tạo trải nghiệm người dùng. Khả năng tiếp cận là cung cấp trải nghiệm có thể được người dùng truy cập với đầy đủ các khả năng – bao gồm những người bị khuyết tật theo một số khía cạnh như mất thính lực, thị lực kém, suy giảm vận động hoặc suy giảm khả năng học tập.

7. Valuable (Quý giá)

Cuối cùng, sản phẩm phải phân phối giá trị. Nó phải cung cấp giá trị cho doanh nghiệp tạo ra nó và cho người dùng mua hoặc sử dụng nó. Không có giá trị, có khả năng thành công ban đầu của sản phẩm cuối cùng sẽ bị suy yếu.

Nhà cung cấp nên nhớ rằng giá trị là một trong những ảnh hưởng quan trọng đến quyết định mua hàng. Một sản phẩm 100 đô la giải quyết vấn đề $10.000 là một vấn đề có khả năng thành công; một sản phẩm trị giá $ 10.000 giải quyết vấn đề $100 ít có khả năng.

Cách tối ưu trải nghiệm người dùng trên Website

Sau khi bạn đã trả lời được cho mình câu hỏi UX là gì và hiểu được tầm quan trọng của nó thì chắc hẳn cách tối ưu trải nghiệm người cũng cũng sẽ được bạn quan tâm. Dưới đây là các yếu tố bạn cần lưu ý để nâng cao UX trải nghiệm người dùng:

1. Sử dụng các khoảng trắng (white space)

Nhiều người thường cho rằng website có quá nhiều khoảng trắng thì sẽ kém điểm Seo, hoặc đơn giản tại sao không tận dụng để chèn các quảng cáo dịch vụ? Làm vậy có phải tăng lợi nhuận hơn không?

Thực ra, các website như vậy đều có dụng ý của họ khi làm vậy. Bởi vì các khoảng trắng rất cần thiết để cho thiết kế. Trước hết chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn hiểu, khoảng trắng được chia làm 2 loại:

  • Khoảng trắng chủ động: khoảng trống không gian được cố tình tạo ra trong mô hình thiết kế nhằm làm rộng mở website và nhấn mạnh một yếu tố nào đó.
  • Khoảng trắng bị động: Khoảng trống xung quanh giữa các dòng, chữ do quá trình dàn trang không thể hiện ý đồ thiết kế.

Đối với người dùng, 2 loại khoảng trắng này sẽ giúp họ dễ dàng tiếp thu nội dung đang đề cập.  Nếu một trang web cố gắng chèn cả đống chữ vào cùng một không gian, người dùng chắc chắn sẽ bị bối rối.

Tuy nhiên đối với trường hợp ngoại lệ bạn muốn cung cấp nhiều nội dung trong cùng một trang (người dùng có thể đọc hết nội dung mà không phải kéo xuống dưới). Việc chèn thêm nhiều khoảng trắng vào sẽ thay thế đi một số nội dung quan trọng bạn muốn cung cấp đến người dùng. Điều này không tốt chút nào – ít nhất là với chủ ý của bạn như đã nêu trên! Vậy giải pháp lúc này sẽ là:

  • Đưa nội dung quan trọng lên đầu.
  • Chèn thêm khoảng trắng xung quanh.

2. Tối ưu tốc độ trang

Một trong những điều gây khó chịu nhất cho người dùng là đợi page load quá lâu. Với sự bùng nổ của các thiết bị di động hiện nay, người dùng đang tiếp cận với thế giới thông tin trên nhiều nền tảng khác nhau: Laptop, điện thoại di động, tablet,…

tốc độ load trang

Họ lướt web tìm kiếm thông tin với mong đợi được giải đáp thắc mắc nhanh chóng nhất. Người dùng không có thời gian đợi chờ bạn trong khi có hàng triệu nguồn thông tin khác hiện ra trước mắt họ. Nghiên cứu cho thấy thời gian load page quá 5s có thể tăng Tỉ lệ thoát hơn 20%.

Vấn đề đơn giản nhất để cải thiện tốc độ load trang đó là bạn cần phải tối ưu hình ảnh trước khi upload lên website.

3. Tạo Hyperlink nổi bật

Hyperlink là liên kết từ trang này đến trang khác, có thể cùng một website hoặc đến một website khác. Khi bạn chèn một link để liên kết đến một trang bất kỳ, chắc chắn bạn muốn tăng khả năng người dùng click vào đó.

Để từ đó, giúp tăng trải nghiệm người dùng. Họ có thể tìm kiếm thông tin liên quan đến vấn đề mà họ đang cần; hoặc tìm hiểu chuyên sâu về vấn đề đó khi mà nó cũng có trong website của bạn.

Vậy tạo Hyperlink nổi bật giúp UX tốt hơn là gì? Giải pháp tốt nhất cho điều này rất đơn giản. Bạn có thể bôi đen, in nghiêng hoặc đổi màu đoạn text chứa hyperlink. Đối với WordPress đã thiết lập mã code tự động đổi màu chữ khi chèn hyperlink. Vì vậy nếu website của bạn đang dùng nền tảng wordpress; có lẽ bạn không cần phải quan tâm quá tới vấn đề này.

Lưu ý: Dừng suy nghĩ nhiều về độ dài của hyperlink. Link càng dài, diễn giải càng rõ ý thì người dùng càng dễ hiểu; được nội dung bạn sẽ đề cập trong bài viết sắp link tới.

4. Liệt kê thông tin quan trọng bằng gạch đầu dòng

Người dùng có rất nhiều mối bận tâm khác nhau. Do vậy, quá 5s chưa tìm được thông tin cần thiết, họ sẽ thoát ra ngay và tìm một kết quả đáp ứng được yêu cầu của họ nhanh nhất. Các hoa thị đầu dòng sẽ giúp người dùng dễ dàng lấy được thông tin mà họ muốn trong một thời gian ngắn.

  • Lợi ích
  • Cách giải quyết vấn đề/ nỗi đau
  • Thông tin quan trọng của sản phẩm/dịch vụ

Không chỉ đơn giản là các gạch đầu dòng, với vô số các icon ngoài kia; bạn có thể thỏa sức sáng tạo với các hoa thị đầu dòng của mình. Cách này giúp người dùng nắm bắt nội dung bài viết; nhanh hơn và sẽ ở lại website của bạn lâu hơn

5. Lựa chọn hình ảnh thông minh

Người dùng trên Internet ngày càng thông minh và nhanh lẹ trong việc đánh giá website trước khi truy cập.

Nếu lần đầu họ truy cập vào website của bạn, họ có thể dễ dàng nhận ra đâu là hình ảnh nằm trong kho lưu trữ miễn phí (hình ảnh không có bản quyền, có thể tái sử dụng) mà họ đã từng thấy nó ở đâu đó. Điều này sẽ làm giảm độ tin cậy của website bạn. Hình ảnh bạn có thể sao chép ở đâu đó thì nội dung của bạn; chắc gì do chính bạn viết ra, hay là copy chỗ này một tí, chỗ kia một tí. Chưa kể, stock photo cũng sẽ không chuyển tải hết nội dung bạn muốn đề cập.

Ví dụ, khi bạn sử dụng hình ảnh từ một trang web tiếng Anh; chắc hẳn nội dung chữ trong hình ảnh cũng được viết bằng tiếng Anh. Lúc này bạn cần đặt ra những cây hỏi: Đối tượng bạn nhắm đến là ai? Nếu bạn sử dụng kiến thức từ những dòng chữ đó; họ có hiểu được hết những dòng chữ tiếng Anh đó?

6. Tạo sự thống nhất giữa các trang

Một website cần có tính thống nhất giữa các trang về: kích cỡ tiêu đề, kiểu chữ, màu sắc, loại nút CTA, khoảng cách giữa các phần, các chữ, pallet màu,… Để cung cấp cho người dùng trải nghiệm tuyệt vời nhất khi họ dạo quanh website bạn và vẫn biết mình vẫn ở trên đó. Thay đổi trong thiết kế giữa các trang có thể khiến người dùng “lạc lối” và bối rối “đây là đâu và tôi đang làm gì ở đây”.

7. Khắc phục lỗi 404 (Không tìm thấy trang)

Có thể công cụ tìm kiếm sẽ không phạt nặng lỗi kỹ thuật 404 (Không tìm thấy trang), nhưng với người dùng thì đó là một vấn đề khác!

trải nghiệm người dùng UX

Khi không tìm thấy trang web sẽ dễ khiến người dùng cảm thấy hụt hẫng; thậm chí bực mình vì tốn thời gian vô ích. Bên cạnh tốc độ load page chậm; lỗi 404 cũng là yếu tố thứ 2 gây khó chịu cho người dùng vì gián đoạn thời gian lướt web. Họ thường thoát ra khỏi web và hiếm khi quay trở lại trang trước đó. Trừ khi bạn tạo giao diện vui nhộn làm người dùng bật cười; cho dù gặp lỗi 404 ở website của bạn.

8. Tạo web tương thích với giao diện điện thoại di động và có độ phản hồi cao

Xu hướng Digital Marketing trong năm 2019 và vài năm tới nữa, giao diện website tương thích; với thiết bị di động sẽ vẫn được đánh giá cao.

Bắt buộc website phải thân thiện với điện thoại di động và dễ dàng điều hướng; người dùng cho dù họ sử dụng thiết bị gì: desktop, điện thoại di động hay tablet,… Google đã bắt đầu phạt tác vụ các website không được tối ưu cho thiết bị điện thoại di động. Bởi lẽ Google luôn muốn mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Vì vậy, nếu muốn mình thoát khỏi án phạt từ Google, sử dụng công cụ này; để xem website của bạn có tương thích với thiết bị di động không ngay nhé.

Lời kết

Trên đây là những chi sẻ chi tiết của UX – trải nghiệm người dùng và các vấn đề xoay quanh nó. Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết này, bạn đọc cũng đã trả lời được cho mình câu hỏi UX là gì, các yếu tố ảnh hưởng và cách tối ưu trải nghiệm người dùng. Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích và cần thiết cho bạn đọc.

>> Xem thêm: Website bán hàng online cần có những thông tin cơ bản nào?

Học làm youtube, cách kiếm tiền trên youtube

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

huóng dẫn tạo tài khoản ChatGPT Miễn Phí Tại Việt Nam

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí xem videos và làm theo hướng dẫn để tạo được tài khoản ChatGPT miễn phí, thành công 100% hoặc bấm vào...

User Agent là gì?

User agent là gì? Cách kiểm tra, thay đổi User Agent trên trình duyệt

5/5 - (4 bình chọn) User agent không còn là thuật ngữ xa lạ đối với những người làm web. Vậy bạn đã biết User agent là gì? Cách kiểm...

thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân là gì? Lợi ích, cách xây dựng thương hiệu cá nhân

5/5 - (1 bình chọn) Một sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng thì bán chạy hàng, bản thân bạn cũng cần thương hiệu để trở nên nổi bật và...

Tặng 99 Vé Miễn Phí 5 Ngày Học Làm Youtube