Chào mừng bạn đến với Daotaoaffiliate
0837326789

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là gì? Yếu tố ảnh hưởng tới CAR

5/5 - (3 bình chọn)

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đang là một trong những thuật ngữ khá phổ biến và được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu? CAR là gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn?… Rất nhiều những câu hỏi được gửi về khóa học đầu tư của chúng tôi. Nếu bạn cũng đang băn khoăn và nhiều thắc mắc về tỷ lệ an toàn vốn, thì cùng xem ngay bài viết dưới đây để có thể giải đáp những thắc mắc cho chính mình nhé!

tỷ lệ an toàn vốn CAR

Thế nào là tỷ lệ an toàn vốn?

Tỷ lệ an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR) là cơ sở dùng để đo lường mức độ an toàn vốn của ngân hàng; tỷ lệ an toàn vốn phản ánh mức độ lành mạnh, “sức khỏe” của một ngân hàng; để đảm bảo rằng các ngân hàng có thể chịu đựng được mức thua lỗ từ các khoản lỗ hoạt động.

Tỷ lệ an toàn vốn cho thấy sức mạnh nội tại của ngân hàng chịu đựng các khoản lỗ trong thời kỳ khủng hoảng. Tỷ lệ an toàn vốn càng cao thì sức mạnh nội tại của ngân hàng sẽ càng lớn; đảm bảo hoạt động của ngân hàng diễn ra thông suốt; qua đó bảo vệ lợi ích cho các cổ đông, nhà đầu tư và người gửi tiền.

Tóm lại, tỷ lệ an toàn vốn là cơ sở dùng để đo lường mức độ an toàn của ngân hàng; phản ánh mức vốn mà ngân hàng phải duy trì theo quy định để hấp thụ những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình hoạt động; nhằm đảm bảo an toàn cho chính bản thân ngân hàng và người gửi tiền.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là gì?

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xem là thước đo của mức độ vốn an toàn của ngân hàng. Nó được tính theo tỷ lệ % tổng vốn cấp 1 ( vốn nòng cốt) và vốn cấp 2 (vốn bổ sung); so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng trong từng giai đoạn.

Công thức tính tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu:

CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn CAR ở NHTM

tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại Việt Nam

Nắm rõ các nhân tố ảnh hưởng dưới đây để có cái nhìn chuẩn xác hơn về điểm tốt và điểm xấu của tỷ lệ an toàn vốn(CAR):

1. Nhân tố hệ vốn của chủ sở hữu trên tài sản

Nhân tố này có tác động khá quan trọng đối với hệ số tỷ lệ an toàn vốn. Hệ số vốn có một mối quan hệ tương quan với hệ số tỷ lệ an toàn vốn. Khi hệ số vốn tăng thì hệ số CAR (tỷ lệ an toàn vốn) cũng sẽ tăng và ngược lại.

2. Hệ số ROA – khả năng sinh lời của tài sản

Tùy thuộc vào mức độ tăng trưởng kinh tế cao hay thấp đều sẽ có ảnh hưởng đến hệ số ROA. Ví dụ khi khả năng sinh lời của tài sản được niêm yết cao hơn. Các nguồn chi phí dự phòng mang tính rủi ro của ngân hàng sẽ thấp đi. Kéo theo hệ lụy các hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng tồn tại ngầm nhiều rủi ro hơn.

Bên cạnh đó còn là giảm đi chất lượng tài sản có, tỉ lệ nợ xấu tăng, các tín dụng cũng có nguy cơ tăng trưởng nóng.

3. Quy mô của ngân hàng

Khi quy mô của các ngân hàng thương mại cổ phần càng lớn thì hệ số CAR sẽ càng nhỏ đi

4. Tỷ lệ tiền cho vay với tổng tài sản

Khi tình trạng nguồn tiền cần cho vay khách hàng tăng, ngân hàng không đủ nguồn cho vay; sẽ phải sử dụng nguồn vốn dự trữ để phục vụ nhu cầu vay vốn của khách hàng.

5. Tỷ lệ tiền gửi so với tổng tài sản

Ngân hàng thương mại thu hút nhiều khách hàng gửi tiền hơn thì ngân hàng sẽ có hệ số tỷ lệ an toàn vốn giảm. Hiểu một cách ngắn gọn rằng khi tỉ lệ tổng tài sản tăng thì tỷ lệ an toàn vốn giảm.

Quy định pháp lý về hệ số CAR ở Việt Nam

Những chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn hoạt động lần đầu tiên; được nghiên cứu và áp dụng tại Việt Nam sau 11 năm kể từ khi Basel I được ban hành.

Quy định pháp lý về hệ số CAR ở Việt Nam

Tại Quyết định này, các hệ số an toàn hoạt động được quy định cụ thể, chi tiết: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn tín dụng đối với khách hàng, tỷ lệ về khả năng chi trả; tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần.

Trong đó, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%, thời gian thực hiện được kéo dài trong 3 năm; trong đó mỗi năm các ngân hàng phải tăng tối thiểu 1/3 số tỷ lệ còn thiếu; phương pháp tính đã tiếp cận tương đối toàn diện Basel I.

Theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN, tỷ lệ an toàn vốn chi tiết theo 2 nhóm:

tỷ lệ an toàn vốn

Trong đó:
Vốn tự có bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2.

Tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoài bảng theo hệ số chuyển đổi.

Quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Thông tư 13/2010/TT-NHNN mới chỉ đề cập đến tài sản có điều chỉnh theo rủi ro tín dụng. So với quy định Basel II, quy định về vốn tối thiểu trong hoạt động ngân hàng của NHNN Việt Nam; chưa đề cập đến rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp.

Về hệ số CAR, Thông tư 36/2014/TT-NHNN bổ sung quy định xác định giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp; Các cấu phần vốn, phương pháp tính và cách tính; duy trì tỷ lệ này được quy định cụ thể, chi tiết thành phục lục để dễ thực hiện, giám sát, kiểm tra.

Tiếp đó, tháng 12/2016, NHNN đã ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Lợi ích của tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

  • Tỷ lệ an toàn tối thiểu thường được dùng để bảo vệ quyền lợi của những người gửi tiền; trước những rủi ro có thể xảy ra của ngân hàng. Điều này tăng tính an toàn, ổn định của ngân hàng nói riêng; và hệ thống tài chính toàn cầu nói chung.
  • Bên cạnh đó bằng tỷ lệ vốn an toàn này người ta cũng có thể xác định được; khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn hoặc không thời hạn của ngân hàng và những trường hợp rủi ro; tín dụng hay rủi ro vận hành mà ngân hàng có thể gặp phải.
  • Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu tăng độ uy tín của ngân hàng lên mức độ cao nhất; thu hút khách hàng sử dụng những dịch vụ của ngân hàng như dịch vụ tín dụng, gửi tiền, chuyển tiền…v..v..
  • Mỗi ngân hàng có tỷ lệ an toàn tối thiểu như đang tạo ra một tấm chắn để ngăn ngừa những cú sốc tài chính. Nói cách khác ngân hàng vừa có thể tự bảo vệ mình vừa có thể bảo vệ những người gửi tiền tại ngân hàng.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại Việt Nam

Ở thời điểm nền kinh tế thế giới đang lâm vào khủng hoảng bởi cuộc suy thoái kéo dài, nhiều ngân hàng trên thế giới rơi vào tình trạng phá sản và sụp đổ thì một số ngân hàng đã áp dụng theo chuẩn mực Basel, đưa tính rủi ro và tỷ lệ an toàn vốn ở mức có thể xoay sở cho các ngân hàng.

Năm 1999, tỷ lệ an toàn vốn; tối thiểu được bắt đầu áp dụng tại Việt Nam theo quyết định của hội đồng pháp lý có thẩm quyền. Quyết định này giúp các ngân hàng ổn định; bảo đảm an toàn trước những rủi ro tín dụng có thể gặp phải. Trong điều khoản quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%.

>> Xem ngay: Tỷ giá hối đoái là gì? Vai trò yếu tố ảnh hưởng tỷ giá hối đoái hiện nay

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trên thế giới

tỷ lên an toàn vốn CAR

Trên thế giới hiện nay, các nước đều áp dụng chuẩn mực tỷ lệ vốn an toàn; tối thiểu theo Basel. Basel được biết đến với vai trò ủy ban phụ trách việc giám sát các ngân hàng; nắm giữ chức trách vô cùng quan trọng trong các ngân hàng thanh toán quốc tế. Là hệ thống đo lường vốn được áp dụng hầu hết ngân hàng các nước trên thế giới.

Hiện nay theo chuẩn mực của Basel tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được áp dụng là 8%; ngoài ra để đảm bảo cho CAR từ các ngân hàng phải đảm bảo; tổng vốn bổ sung không được vượt quá 100% tổng vốn nòng cốt. Các ngân hàng ở các nước luôn phải có định hướng rõ ràng; giám sát và duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Lời kết

Hy vọng những thông tin trên đây đã có thể giải đáp câu hỏi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là gì của các bạn. Nếu các bạn còn thắc mắc nào về tỷ lệ an toàn vốn hay các vấn đề về đầu tư hãy comment phía dưới bài viết. Đừng quên truy cập website daotaoaffiliate.com thường xuyên để cập nhật những bài viết mới nhất nhé!

Học làm youtube, cách kiếm tiền trên youtube

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

huóng dẫn tạo tài khoản ChatGPT Miễn Phí Tại Việt Nam

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí xem videos và làm theo hướng dẫn để tạo được tài khoản ChatGPT miễn phí, thành công 100% hoặc bấm vào...

User Agent là gì?

User agent là gì? Cách kiểm tra, thay đổi User Agent trên trình duyệt

5/5 - (4 bình chọn) User agent không còn là thuật ngữ xa lạ đối với những người làm web. Vậy bạn đã biết User agent là gì? Cách kiểm...

thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân là gì? Lợi ích, cách xây dựng thương hiệu cá nhân

5/5 - (1 bình chọn) Một sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng thì bán chạy hàng, bản thân bạn cũng cần thương hiệu để trở nên nổi bật và...

Tặng 99 Vé Miễn Phí 5 Ngày Học Làm Youtube