Trái phiếu là gì? Đặc điểm, phân biệt trái phiếu và cổ phiếu
Trái Phiếu là hình thức đầu tư chứng khoán xuất hiện đầu tiên và phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vẫn còn các nhà đầu tư chưa quen với khái niệm đầu tư trái phiếu.
Vậy Trái Phiếu là gì và nó khác biệt như thế nào với Cổ Phiếu? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mục Lục Bài Viết
Trái phiếu là gì?
TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI LÀ GÌ?
– Là loại trái phiếu mà người sở hữu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thông thường của công ty cổ phần. Được phát hành với tỷ suất và thời hạn chuyển đổi được ấn định ngay lúc phát hành trái phiếu.
– Đây được coi là bản lồng ghép giữa trái phiếu và quyền mua cổ phiếu do chính công ty phát hành trái phiếu.
Đặc điểm của trái phiếu

– Chủ thể phát hành trái phiếu có thể là
- Công ty Cổ phần
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Bộ Tài chính; doanh nghiệp
- Ngân hàng chính sách của nhà nước
- Tổ chức tài chính, tín dụng thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ.
– Người mua trái phiếu là cá nhân, doanh nghiệp hoặc chính phủ. Trong đó, tên của người mua trái phiếu có thể được ghi trên trái phiếu hoặc không.
– Người sở hữu trái phiếu là người cho nhà phát hành vay và họ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sử dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay.
– Trái phiếu đem lại nguồn thu là tiền lãi. Đây là khoản thu cố định và thường ký, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.
– Trái phiếu được cho là một loại chứng khoán nợ, khi doanh nghiệp phá sản hay giải thể thì trước tiên phải thanh toán cho những người đang nắm giữ trái phiếu.
>> Đọc ngay: Bán khống là gì
Có những loại trái phiếu nào?
Việc phân loại trái phiếu có thể dựa trên các đặc điểm khác nhau như: Chủ thể phát hành, lợi tức, hình thức, tính chất trái phiếu, mức độ đảm bảo thanh toán.
1. Phân loại theo chủ thể phát hành
Theo chủ thể phát hành thì trái phiếu được chia làm 2 loại:
– Trái phiếu của doanh nghiệp
Theo Nghị định 163/2018/NĐ-CP, trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu do công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam phát hành nhằm tăng vốn hoạt động.
Đây là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.Trái phiếu doanh nghiệp có các loại: Trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ; Trái phiếu doanh nghiệp xanh; Trái phiếu chuyển đổi; Trái phiếu có bảo đảm; Trái phiếu kèm theo chứng quyền.
– Trái phiếu của Chính phủ

Là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước (theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP). Đây được xem là loại chứng khoán rủi ro ít nhất.
2. Phân loại theo lợi tức trái phiếu
Phân loại theo lợi tức trái phiếu sẽ được phân ra làm 3 loại:
– Trái phiếu có lãi suất biến đổi:
(gọi là lãi suất thả nổi): Là loại trái phiếu mà lợi tức sẽ được trả trong những kỳ có sự khác nhau.
– Trái phiếu có lãi suất bằng không:
Loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi. Nhưng được mua với mức giá thấp hơn so với mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn theo quy định.
– Trái phiếu có lãi suất cố định:
Loại trái phiếu mà lợi tức được xác định dựa theo tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.
3. Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành
Nếu phân theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành trái phiếu sẽ được phân ra làm 2 loại:
– Trái phiếu bảo đảm:
Loại trái phiếu mà người phát hành sử dụng một tài sản có giá trị làm vật bảo đảm cho việc phát hành.
Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền mà người phát hành còn nợ lại.
– Trái phiếu không bảo đảm:
Loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật đảm bảo mà chỉ được bảo đảm bằng uy tín của người phát hành trái phiếu.
4. Phân loại theo hình thức trái phiếu
- Trái phiếu ghi danh: Loại trái phiếu có ghi tên của người mua trên trái phiếu.
- Trái phiếu vô danh: Loại trái phiếu không ghi tên của người mua.
5. Phân loại theo tính chất trái phiếu
Còn khi phân loại theo tính chất trái phiếu sẽ có 3 loại:
– Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Loại trái phiếu có kèm với phiếu cho phép trái chủ được quyền mua số lượng nhất định cổ phiếu của công ty.
– Trái phiếu có thể mua lại: Loại trái phiếu cho phép nhà phát hành có quyền mua lại một hoặc toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán.
– Trái phiếu có thể chuyển đổi: Loại trái phiếu của công ty cổ phần mà trái chủ có quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó.
Phân biệt trái phiếu với cổ phiếu

Điểm giống nhau giữa trái phiếu và cổ phiếu là:
- Là hình thức chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, thừa kế
- Đều được hưởng chênh lệch giá
- Đều là phương tiện huy động vốn đối với công ty phát hành
- Đều là công cụ đầu tư đối với nhà đầu tư
Điểm khác nhau giữa trái phiếu và cổ phiếu là:
Tiêu chí | Trái phiếu | Cổ phiếu |
Bản chất | – Là chứng chỉ ghi nhận nợ, người sở hữu là chủ nợ | – Là chứng chỉ góp vốn, người sở hữu là cổ đông |
Chủ thể phát hành | – Bộ Tài chính, doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của nhà nước và tổ chức tài chính, tín dụng thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ (Điều 2 Nghị định 01/2011).
– Công ty cổ phần, Công ty TNHH (Điều 2 Nghị định 163/2018). |
Công ty cổ phần |
Quyền của chủ sở hữu | – Chủ nợ không có quyền tham gia và hoạt động của công ty
– Người sở hữu trái phiếu được trả lãi định kì, lãi suất ổn định. |
– Có quyền tham gia vào hoạt động công ty.
– Quyền lực: tùy thuộc vào loại cổ phần họ nắm giữ – Được chia lợi nhuận (hay còn gọi là cổ tức)
|
Thời gian sở hữu | – Có thời hạn nhất định
– Được rút trước kì hạn |
– Không có thời hạn, nó gắn liền với sự tồn tại của công ty |
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi công ty giải thể, phá sản | – Khi công ty phá sản, giải thể, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước cổ phiếu. | – Khi công ty phá sản, giải thể, phần vốn góp của cổ đông được thanh toán sau cùng khi đã thanh toán hết các nghĩa vụ khác. |
Độ rủi ro | – Thường ít rủi ro, rủi ro phụ thuộc vào độ an toàn của Doanh nghiệp | – Độ rủi ro cao |
>> Đọc ngay: Những yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
Lời kết:
Trên đây DuHa Academy đã giới thiệu rất chi tiết trái phiếu là gì. Nếu như bạn có bất cứ thắc mặc nào đừng ngại để xuống phía dưới phần comment, chuyên gia Phùng Duy Hoan sẽ giải đáp chi tiết. Đừng quên ghé thăm website https://daotaoaffiliate.com/ để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích.