Chào mừng bạn đến với Daotaoaffiliate
0837326789

60+ Thuật Ngữ Affiliate Marketing Quan Trọng Thường Gặp

5/5 - (2 bình chọn)

Là một người mới khi bắt đầu với Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) và chập chững bước vào công việc của một Marketer. Thì chắc hẳn rằng bạn sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ hoặc khó hiểu với các thuật ngữ tiếng Anh. Chúng được viết tắt bằng chữ cái đầu của mỗi từ được viết từ Tiếng Anh. Điều này đã làm khó rất nhiều bạn trẻ không có lợi thế về ngôn ngữ. Vì vậy, bài viết của DuHa Academy hôm nay sẽ giúp bạn tổng hợp 60+ thuật ngữ Affiliate Marketing quan trọng nhất. Mà bất kì một Marketer nào cũng phải nắm rõ khi bước vào nghề. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây thôi nào!

Các thuật ngữ Affiliate Marketing cần nhớ

Mục Lục Bài Viết

1. Affilite Network

Affiliate Network (Mạng tiếp thị liên kết) là một bên trung gian đứng giữa trong lĩnh vực Affiliate Marketing. Là cầu nối giữa các Publisher (Pub) và Advertiser (Adv). Các sản phẩm của Adv sẽ được đưa lên Network. Sau đó các Pub sẽ lấy link sản phẩm đó đem đi quảng bá. Khi có người mua hàng thì Pub sẽ nhận được hoa hồng.

Tùy từng loại hình Affiliate và tùy từng Network sẽ có cách tính đối soát và thời gian thanh toán khác nhau.

2. Affiliate Program

Cũng thuộc Affiliate Marketing, nhưng Affiliate Program là một chương trình tiếp thị liên kết. Thông thường, Aff program sẽ thuộc Adv luôn.

Nói một cách dễ hiểu như là, công ty A có sản phẩm. Và họ tạo ra chương trình tiếp thị liên kết cho sản phẩm đó mà không thông qua 1 network trung gian khác.

Ví dụ: Các trung tâm Tiếng Anh bán các khóa học online. Thì họ có chương trình tiếp thị liên kết cho các khóa học đó luôn mà không thông qua 1 Affiliate Network khác.

3. Affiliate Manager

Thường được gọi tắt là AM. Các Affiliate Network sẽ có các AM hỗ trợ cho các pub. Họ sẽ tư vấn và hỗ trợ chúng ta xử lý các vấn đề về liên quan đến làm affiliate cho network đó. Ví dụ như tỷ lệ chốt, thanh toán, chính sách sản phẩm.

Thậm chí còn gợi ý chúng ta các kênh quảng cáo hiệu quả, các sản phẩm nào đang là xu hướng nên chạy. Rất nhiều công việc sẽ được AM hỗ trợ trong quá trình chúng ta làm việc.

4. Advertiser

Advertiser viết tắt là Adv hay vendor, được hiểu là nhà quảng cáo (nhà cung cấp, nhãn hàng).

Adv là những bên có sản phẩm và họ muốn bán sản phẩm của mình thông qua hình thức affiliate marketing. Thông thường, các adv sẽ đưa sản phẩm của mình lên các network trung gian để tối ưu công việc vận hành, tập trung vào bán hàng.

5. Publisher – Thuật ngữ Affiliate Marketing thường gặp

Thường được gọi tắt là pub. Chính là những người như chúng ta. Công việc chính của pub là quảng bá, quảng cáo. Đồng thời giới thiệu các sản phẩm đang được làm tiếp thị liên kết qua các kênh social media, ads. Hay profile cá nhân để thu hút người mua. Càng có nhiều người đặt mua hay đăng ký qua link của pub quảng bá, thì pub càng được nhiều hoa hồng.

6. Commission (Com) – Payout

Đây chính là hoa hồng pub sẽ nhận được khi phát sinh đơn hàng thành công. Hay còn gọi là giá chia sẻ. Tùy thuộc vào mỗi hình thức tiếp thị liên kết và các sản phẩm, network khác nhau mà hoa hồng sẽ được tính khác nhau. Hoa hồng có thể tính theo % giá bán hoặc cố định theo 1 mức nào đó. Hoa hồng được tính trọn đời hay là chỉ được 1 lần.

Thông thường, các sản phẩm số sẽ được tính hoa hồng theo % khá cao và được hoa hồng trọn đời khi khách hàng gia hạn sử dụng, như affiliate cho hosting hay domain. Còn các sản phẩm vật lý thì thường sẽ có 1 mức hoa hồng cố định, và chỉ được hưởng hoa hồng 1 lần.

7. Offer

Offer được hiểu là chiến dịch hay có thể hiểu là Product – sản phẩm. Pub sẽ lựa chọn các offer này để đem đi quảng quá.

Nên nhớ, hãy tìm hiểu kỹ offer bạn định làm để có tỷ lệ thành công cao hơn. Nên hỏi AM để biết thêm thông tin, chính sách về mỗi offer.

8. Affiliate Link/ Tracking Link

Mỗi khi bạn tham giá quảng bá 1 offer nào đó trên network thì bạn đều sẽ được cung cấp 1 link dành riêng cho bạn. Nó dùng để thu thập dữ liệu về hiệu quả quảng bá của bạn. Đây được gọi là Affiliate Link hay Tracking Link. Mỗi publisher sẽ có 1 affiliate link riêng cho mỗi sản phẩm.

Khi ai đó click vào link ấy thì nó sẽ đo được rất nhiều thông tin (tùy network) như số click, IP, time, OS,… Nhưng cái quan trọng nhất chính là khi khách hàng bấm vào link ấy. Và thực hiện hành động như điền form; đăng ký hay mua hàng thì bạn sẽ được tính đơn hàng cho tài khoản của bạn.

9. Conversion (CV), Conversion Rate (CR – CVR)

Conversion (CV) là chuyển đổi hay 1 đơn hàng được tạo ra. Nhiều người còn gọi là Lead hay Data hay Traffic. Khi khách hàng bấm vào Affiliate Link của bạn và thực hiện hành động điền Form. Hay cài đặt app thì lúc đó hệ thống Affiliate network sẽ báo cho bạn là có 1 chuyển đổi. Khi đơn hàng được chốt thành công (tùy thuộc vào các mô hình Affiliate) thì bạn sẽ nhận được hoa hồng.

Conversion rate (CR hay CVR) là tỷ lệ chuyển đổi. CR được hiểu là với 100 khách hàng click vào Affiliate link của bạn thì bao nhiêu chuyển đổi được tạo ra. CR đánh giá hiệu quả chuyển đổi của bạn. Có thể đánh giá đến chất lượng content bạn chia sẻ, nội dung landing page thuyết phục hay không, thậm chí, là sản phẩm thế nào, giá bán tốt không.

Nói tóm lại, CR càng cao thì chiến dịch của bạn càng win.

Ví dụ có 8 click vào affiliate link của bạn thì có 2 đơn hàng được tạo ra, lúc đó CR là 2/8*100=25%.

10. Approved Rate – Thuật ngữ Affiliate Marketing cần nhớ

Approved rate dược hiểu là tỷ lệ chốt thành công (tỷ lệ duyệt thành công). Chỉ số này có ý nghĩa: chất lượng leads của bạn như thế nào, chất lượng tốt hay rác. Và chỉ số này cũng để áng xem điểm hòa vốn của bạn ở đâu.

Ví dụ: Bạn chạy 1 offer lão hóa có tỷ lệ chốt trung bình tới 60% (nếu bên cạnh thông tin offer không hiển thị thì bạn có thể hỏi AM của mình để biết Approved rate trung bình của sản phẩm).

Tuy nhiên, bạn chạy Facebook Ads ra được 50 đơn nhưng chốt chỉ được 15 đơn tức là tỷ lệ chốt chỉ 30% (=15/50). Còn lại toàn đơn hủy hoặc số trêu. Lúc này, bạn phải xem lại chiến dịch của mình, content, target xem đã đúng chưa nhằm cải thiện tỷ lệ chốt.

Tỷ lệ chốt càng cao, thì bạn càng được lời nhiều.

11. Pending, Reject, Trash, Duplicate

– Pending là các đơn đang chờ duyệt. Đơn pending có 2 trạng thái là đơn mới (đơn khách hàng vừa đăng ký) và đã được xử lý nhưng chưa chốt được nên còn pending.

– Reject: Đây là những đơn bị hủy

– Duplicate: Là những đơn bị trùng với data đã được nhập trước đó. Đơn duplicate sẽ phụ thuộc vào việc tính cookie của net affiliate mả các bạn tham gia. Ví dụ với CPO thì thường là trong vòng 24h, nếu đơn đó đã được nhập vào hệ thống thì sẽ bị tính trùng đơn.

– Trash: đơn rác, là các loại đơn số trêu, số không đúng, số không có thực, khách không đặt hàng,….Tùy vào từng lĩnh vực, tùy vào các net sẽ có các tính riêng nhé.

12. Payment method

Payment method là hình thức thanh toán/phương thức thanh toán mà network sẽ thanh toán cho bạn. Thường thì chúng ta sẽ lựa chọn thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Còn nếu làm Affiliate quốc tế thì 2 phương thức thanh toán chủ yếu là Paypal và Payoneer. Đây cũng là 2 loại tài khoản mà hầu hết anh em làm MMO đều có.

13. CPO, CPS, CPL, CPA, CPI, CPC, CPM, CPV

  • CPO: Cost per order – chi phí cho 1 đơn đặt hàng
  • CPS: Cost per sale – chi phí cho 1 đơn mua hàng thành công
  • CPL: Cost per lead – chi phí cho 1 lead
  • CPA: Cost per action – chi phí cho 1 hành động
  • CPI: Cost per install – chi phí cho 1 lần cài đặt ứng dụng
  • CPC: Cost per click – chi phí cho 1 click
  • CPM: Cost per mile – chi phí cho 1000 lần hiển thị
  • CPV: Cost per view – chi phí cho 1 lượt xem.

Đây vừa là các chỉ số các bạn thường gặp khi chạy quảng cáo Facebook; Google và cũng là một số hình thức làm tiếp thị liên kết hiện nay.

Ý nghĩa của các hình thức

– CPO (CPA) là hình thức kiếm tiền tiếp thị liên kết mà bạn sẽ nhận được hoa hồng khi khách hàng đồng ý mua hàng. Thường thanh toán hoa hồng theo tuần.

– CPS: là hình thức affiliate mà khách hàng phải mua hàng thành công, tức là thanh toán tiền mua hàng rồi bạn mới nhận được hoa hồng. Thường thanh toán hoa hồng theo quý. Một số network này là: Accesstrade, Massoffer, civi, Adpia, chương trình affiliate của Tiki, Shopee, Lazada.

– CPI: kiếm tiền affiliate mà bạn nhận được tiền khi người dùng cài đặt thành công ứng dụng qua link giới thiệu của bạn.

– CPL: bạn sẽ nhận được hoa hồng tiếp thị liên kết của mình khi mang được thông tin khách hàng về (có thể là: tên, số điện thoại, email,… tùy theo từng offer).

14. EPC

EPC – Earning Per Click là chỉ số đo lường hiệu quả (performance metric). Nó tính cho bạn số thu nhập kiếm được trên mỗi click của người dùng.

EPC = Thu nhập/Số click.

EPC giúp bạn lựa chọn được chiến dịch nào mang lại lợi nhuận tốt hơn so với chiến dịch khác.

15. Landing page – Thuật ngữ Affiliate Marketing dễ nhớ

Landing page dịch ra là Trang đích. Trang đích là trang mà tại đó khách hàng của bạn sẽ dừng lại đọc và phát sinh đơn hàng/chuyển đổi tại đó.

Ví dụ đơn giản như bạn chạy quảng cáo Google Ads. Khi khách hàng click vào mẫu quảng cáo của bạn và được dẫn đến 1 trang web. Trang đó được gọi là landing page.

Thông thường, landing page được hiểu chỉ là 1 trang đơn, tập trung quảng cáo cho 1 hoặc 2 sản phẩm nhằm tăng sự truyền đạt thông điệp của sản phẩm cho khách hàng để tăng chuyển đổi.

16. Pre-landing page

Pre-landing page dịch ra là Trước trang đích. Pre-landing page là 1 vũ khí cực kỳ mạnh, nó giúp thuyết phục khách hàng về tác dụng của offer mà các bạn đang chạy.

Khách hàng sẽ đọc pre-landing trước, sau khi thấy hứng thú về sản phẩm rồi sẽ bấm vào CTA trong pre để sang trang landing page và đặt hàng. Hoặc pre-landing page và form đặt hàng cùng 1 landing page. Trong đó pre là phần bên trên, sau đó sẽ dẫn dắt đến phần giới thiệu offer và cuối cùng là form đặt hàng. Pre-landing page rất hiệu quả khi chạy quảng cáo chuyển đổi, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và tăng tỷ lệ chốt.

17. CTA

CTA là viết tắt của Call To Action, dịch ra là Kêu gọi hành động. CTA thường là 1 câu nói hay nút bấm nổi bật (thường là màu đỏ hoặc vàng) để kêu gọi người đọc thực hiện 1 hành động nào đó theo mục đích mà chúng ta muốn ngay lúc ấy.

Ví dụ: Khi khách hàng đọc hết 1 landing page giới thiệu sản phẩm. Bạn đặt 1 nút ĐẶT HÀNG NGAY màu đỏ nổi bật để thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động đặt mua sản phẩm ngay lúc bấy giờ.

18. Paid traffic

Traffic là lưu lượng truy cập, hay hiểu nôm na là số người vào website đấy. Nên Paid Traffic là số người phải trả tiền để vào website. Hay nguồn traffic phải trả tiền. Đặc trưng nhất mà bạn thấy chính là: quảng cáo Facebook, Google, Zalo….

19. Free traffic

Free Traffic là nguồn lưu lượng truy cập miễn phí hay tự nhiên. Tức người ta tự tìm thấy mình và click vào website của mình. Thông dụng nhất của hình thức này mà bạn hay được nghe nói chính là SEO.

20. Native Ads

Native Ads là một thuật ngữ tương đối mới ở Việt Nam vài năm nay. Native Ads được hiểu là quảng cáo tự nhiên. Khi bạn đọc báo, native ads được bố trí giống như 1 bài báo tiếp theo, trông rất tự nhiên. Giúp người dùng không bị khó chịu bởi quảng cáo trên trang.

Hiện nay, native ads đang được phát triển khá là mạnh, nều net ads hỗ trợ. Như mình thấy hiện nay thì Mgid, Zalo, Dable, Taobola,… là những mạng native ads lớn.

21. SEO – Thuật ngữ Affiliate Marketing cần phải biết

SEO là viết tắt của từ Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Nếu bạn muốn làm 1 blog để kiếm tiền online thì SEO là kiến thức bắt buộc bạn phải biết.

SEO là gì

– Khi bạn có 1 website, làm sao để mọi người biết đến và truy cập vào website của bạn?

– Bạn có thể quảng cáo (nhưng mất tiền – paid traffic). Nếu không muốn mất tiền, thì bạn phải SEO.

Ví dụ khi bạn lên Google và tìm kiếm: “hướng dẫn kiếm tiền với affiliate” sẽ thấy rất nhiều bài viết được hiện lên. Đó là những bài viết tốt, website được tối ưu tốt để hiển thị được trên Google Search (công cụ tìm kiếm).

SEO thực sự rất rộng và nhiều kiến thức, nhiều khía cạnh để khai thác. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu lâu dài thì bạn sẽ thấy rằng Content chính là cốt lõi của website. Do đó mà tập trung sáng tạo thật nhiều content hữu ích liên quan cho website của bạn là bạn đã đạt được 50% thành công rồi.

 22. 302 Redirect

Là phương thức chuyển hướng từ trang này sang trang web khác. Loại chuyển hướng này chỉ sử dụng tạm thời. Nếu chuyển hướng vĩnh viễn thì nên sử dụng 301 Redirect.

23. 404 Error

Là lỗi xuất hiện khi khách truy cập cố gắng truy cập vào trang web không tồn tại.

24. Bot

Là một chương trình tự động truy cập vào các trang web, đôi khi còn được gọi là “trình thu thập thông tin” hoặc “spider”. Một bot spam truy cập các trang web vì những lý do bất chính, thường hiển thị trong Google Analytics dưới dạng lưu lượng truy cập rác. Tuy nhiên, Google sử dụng bot để thu thập thông tin các trang web để chúng có thể được xếp hạng và thêm vào tìm kiếm của Google.

25. Bread Crumbs

Là liên kết điều hướng ở đầu trang web giúp người dùng hiểu rõ hơn về trang web và họ đang ở trang nào và ở đâu. Các liên kết này thường xuất hiện ở gần tiêu đề của trang web và trông giống như sau: Trang chủ > Dịch vụ > Dịch vụ cụ thể.

26. Sessions

Hay còn gọi là phiên là một nhóm các tương tác của người dùng với website của bạn diễn ra trong một khung thời gian nhất định. Ví dụ nếu ai đó truy cập vào trang chủ của bạn. Họ xem trang “Giới thiệu” và sau đó chuyển sang xem trang “Liên hệ”. Thì Google Analytics sẽ ghi nhận là một phiên vì người dùng đang tương tác với các trang trên trang web của bạn.

27. SSL – Secure Socket Layer – Lớp bảo mật SSL

Với cơ chế này, khách hàng của bạn khi trao cho bạn các số thẻ tín dụng sẽ tin tưởng rằng các thông tin cá nhân. Bao gồm cả số thẻ tín dụng sẽ không bị đánh cắp qua Internet.

28. Skycraper – Thuật ngữ Affiliate Marketing

Một kích thước quảng cáo phổ biến và được IAB khuyến khích sử dụng, kích thước 160x600px hoặc 120x600px.

29. Unique Visitor

Unique Visitor là chỉ số thể hiện số người truy cập duy nhất/không bị trùng lặp vào 1 website nào đó trong 1 khoảng thời gian. Ví dụ, trong 1 ngày bạn và xem website 2 lần, mở tổng cộng 6 trang thì sẽ được tính là: 1 visitor, 2 visits, 6 pageviews.

30. Usability

Thuật ngữ online marketing này thể hiện sự tiện dụng, tính dễ sử dụng của website đối với người dùng.

31. Visit/ Visitor

Số lượt ghé thăm website. Còn Visitor là số người ghé thăm website.

32. Payment Threshold

Là mức thu nhập tối thiểu để yêu cầu thanh toán. Là mức thu nhập tối thiểu mà bạn phải đặt được trước khi muốn yêu cầu thanh toán từ các mạng Affiliate.

Ví dụ: Với Google Adsense mức tối thiểu là 100 USD, Chitika và Infolinks mức tối thiểu là 50 USD. Mức Payment Threshold còn phụ thuộc vào hình thức thanh toán (Payment Method) mà bạn lựa chọn. Ví dụ thanh toán qua Western Union, Paypal hay Check…

33. Pop Up Ad

Là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới khi bạn ghé thăm một website nào đó. Hình thức này dễ gây phản cảm và không được người dùng hưởng ứng.

Pop Under Ad: Là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới phía dưới cửa sổ hiện tại. Hình thức này cũng không còn được áp dụng phổ biến.

34. Publisher – Thuật ngữ Affiliate Marketing cần biết

Thuật ngữ nói đến những nhà xuất bản website, những người sở hữu website/ hoặc chính 1 website nào đó. Publisher tham gia đặt các quảng cáo cho các Advertiser và có được thu nhập. Tại Việt Nam có nhiều publiser lớn như: Vnexpress, 24h.com.vn, Dantri, Ngoisao.net, Zing…

35. ROI – Return on Investment

Hiệu quả trên ngân sách đầu tư. Chỉ số này thường kết hợp với CPA để biết được để có một khách hàng doanh nghiệp phải tốn bao nhiêu chi phí, và sau cả chiến dịch với 1 khoản ngân sách nhất định thì doanh nghiệp thu lại được hiệu quả gì?

36. Organic Search Result

Là kết quả tìm kiếm tự nhiên trong trang “kết quả tìm kiếm” của Google.

37. Pageviews

Số trang web được mở – Chỉ số này tác động đến thu nhập của publisher khi tham gia vào các mạng quảng cáo. Pageviews càng cao càng mang lại nhiều Impression và Click và giúp làm tăng thu nhập. Pageviews của website còn thể hiện độ lớn của website đó.

Pageviews là gì

38. Meta “keywords” Tag

Thẻ Meta “từ khoá”: Đây chính là nơi chính xác cho các từ khoá. Danh sách từ khoá của bạn cần ngắn gọn, sử dụng cả từ đơn và cụm từ. Phần lớn những người truy cập công cụ tìm kiếm đôi khi gõ từ khoá sai và vì thế bạn cần có danh sách các từ khoá đánh sai.

39. Meta Tag – Thẻ Meta

Là thẻ cung cấp các từ khoá và những thông tin cụ thể. Những người truy cập trang web sẽ không nhìn thấy thông tin này nếu như họ không xem mã nguồn.

40. Newbie – Thuật ngữ Affiliate Marketing phải biết

Là thuật ngữ có nghĩa là Người mới – Thuật ngữ này thường áp dụng cho những người chưa biết sử dụng máy tính và Internet hoặc mới tham gia vào một lĩnh vực nào đó liên quan tới internet. Bạn đang mày mò tìm hiểu về Google Adsense? Bạn là một newbie về Adsense, hay bạn là một người đang tập chăn gà.

>> Bạn có thể xem thêm: Hướng dẫn viết content chia sẻ link affiliate thu hút mang lại nhiều chuyển đổi nhất.

41. Conversion – Conversion Rate

Conversion Rate là chỉ số thể hiện tỷ lệ khách hàng thực hiện một hành vi sau khi xem/click vào quảng cáo, hành vi đó có thể là mua hàng/điền vào form, gửi email liên hệ, gọi điện… Đây là chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, chỉ số này có thể cho biết được doanh nghiệp đã bỏ ra bao nhiêu chi phí để có được một khách hàng (hoặc 1 khách hàng tiềm năng).

42. Dimension

Kích thước của quảng cáo, theo tiêu chuẩn của IAB thì dưới đây là một số kích thước quảng cáo hiệu quả nhất: 336x280px, 300x250px, 728x90px, 160x600px

43. Doorway Page

Một trang web (chỉ một trang đơn lẻ) được xây dựng nhằm mục đích tối ưu để có được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm với một số từ khoá nhất định. Thuật ngữ này thường được các đơn vị làm SEO áp dụng để triển khai SEO cho website của khách hàng.

44. Demographics

Thuộc tính nhân khẩu học của khách hàng được các doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích tiếp cận đúng đối tượng tiềm năng trong chiến dịch quảng cáo của họ. Các thuộc tính cơ bản như: Độ tuổi, Giới tính, Tình trạng hôn nhân, Thu nhập…

45. Display Advertising

Display Advertising là thuật ngữ chỉ Quảng cáo hiển thị, là hình thức quảng cáo banner trên các báo điện tử, hay quảng cáo banner/rich media qua các mạng quảng cáo.

46. Geo Targeting/Geographic

Là hình thức quảng cáo dựa vào thuộc tính vị trí của khách hàng. Quảng cáo sẽ xuất hiện tương thích với vị trí địa lý của khách hàng. Hình thức này hiện chưa phổ biến ở Việt Nam do việc xác định vị trí dựa theo IP giữa các địa phương tại Việt Nam chưa rõ ràng

47. Forum seeding – Thuật ngữ Affiliate Marketing

Forum seeding/Nick seeding/Online seeding là hình thức truyền thông trên các diễn đàn, forum nhằm mục đích quảng bá sản phẩm/dịch vụ bằng cách đưa các topic/comment một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, lôi kéo thành viên vào bình luận, đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ.

48. Adwords – Google Adwords

Google Adwords là hệ thống quảng cáo của Google cho phép các nhà quảng cáo đặt quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Hoặc các trang thuộc hệ thống mạng nội dung của Google. Google Adwords còn thường được gọi là Quảng cáo từ khoá, Quảng cáo tìm kiếm…

49. Adsense – Google Adsense

Google Adsense là một chương trình quảng cáo cho phép các nhà xuất bản website (publisher) tham gia vào mạng quảng cáo Google Adwords. Đăng quảng cáo của Google trên website của mình và kiếm được thu nhập khi người dùng click/hoặc xem quảng cáo.

50. Analytics – Google Analytics

Là công cụ miễn phí cho phép cài đặt trên website để theo dõi các thông số về website, về người truy cập vào website đó.

51. Banner

Banner là gì

(Biểu ngữ) Banner là một ảnh đồ hoạ (có thể là tĩnh hoặc động) được đặt trên các trang web với chức năng là một công cụ quảng cáo.

52. Booking

Chỉ việc đặt mua chỗ đăng quảng cáo trên các trang mạng/hoặc đặt đăng bài PR trên báo điện tử

53. Domain – Thuật ngữ Affiliate Marketing cần nắm rõ

Là tên miền, hay là 1 địa chỉ đến trang web của bạn, nó sẽ được kết nối với hosting. Để khi người dùng đánh tên miền bạn vào trình duyệt, thì nó sẽ tự động hiển thị những nội dung được bạn cấu hình sẵn trên hosting.

Domain được sử dụng phổ biến và rộng rãi và mang sự uy tín, tin tưởng cao nhất đó là domain .COM, tiếp theo đó là domain .NET và domain .ORG. Tuy nhiên mình vẫn khuyên bạn chọn domain .COM sẽ tốt hơn.

54. Hosting

Để làm 1 wesbsite thì bạn cần 1 nơi để lưu trữ dữ liệu. Hosting là 1 không gian lưu trữ dữ liệu, nó lưu trữ nội dung, hình ảnh, cơ sở dữ liệu của bạn trong khi làm website.

Có rất nhiều nhà cung cấp hosting khác nhau, miễn phí có, trả phí có. Tuy nhiên tiền nào của nấy, nếu bạn xác định làm affiliate marketing 1 cách nghiêm túc thì bạn nên đầu tư 1 hosting trả phí. Bởi lẽ không có cái gì miễn phí mà tốt cả đâu.

55. Cookie

Là tệp của các chương trình affilate tạo ra nhằm lưu thông tin duyệt web của khách hàng. Ví dụ 1 khách hàng bấm vào affiliate link của bạn, trình duyệt sẽ lưu lại cookie, và thời gian cookie được lưu phụ thuộc vào chương trình affiliate đó.

Ví dụ: Nếu cookie được lưu 60 ngày, thì ví dụ khách hàng đó không mua hàng ngay, mà trong vòng 60 ngày họ lại vào đúng máy tính, đúng trình duyệt đó mua hàng, thì hoa hồng vẫn tính cho bạn (nhưng phải đảm bảo chưa nhấn vào affiliate link của 1 affiliate khác). Có nhiều chương trình affiliate có cookie lên đến trọn đời để mang lại lợi ích tối đa cho affiliate.

56. Cookie stuffing

Là 1 thủ thuật gian lận cookie, có nghĩa khi khách hàng vào website của bạn, affiliate link sẽ chạy luôn để lưu cookie trong máy khách hàng mà khách hàng không cần bấm vào affiliate link của bạn. Affiliate link sẽ chạy trong 1 popup nhỏ hoặc load ngầm tự tắt trong thời gian rất nhanh.

Khi khách hàng không bấm vào affiliate link của bạn nhưng lại vào thẳng trang bán hàng để mua hàng thì hoa hồng sẽ tính cho bạn (vì máy tính khách hàng đã lưu cookie tương ứng với affiliate link của bạn).

57. KPI

Key Performance Indicator: Là các chỉ số để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo.

58. Coupon

Là mã giảm giá, nhiều advertiser cung cấp mã giảm giá cho affiliate để affiliate có thể thúc đẩy doanh số bán hàng. tùy vào chương trình affiliate, mã giảm giá có thể gắn với đường link affiliate của bạn luôn, có nghĩa là bạn sẽ có thể tạo 1 đường link riêng biệt cho mã giảm giá này, khi khách hàng bấm vào affiliate link của bạn, thì mã giảm giá sẽ tự động được chấp nhận và giá tiền sẽ được tự động giảm. Hoặc cũng có thể mã giảm giá sẽ riêng biệt, lúc quảng bá sản phẩm bạn nói khách hàng nhập mã giảm giá khi thanh toán sẽ được giảm xx% hoặc giảm với số tiền cụ thể.

59. Custom coupon

Nhiều affiliate giỏi sẽ được cung cấp mã giảm giá đặc biệt mà chỉ dành cho affiliate đó. Mã giảm giá này có thể mang lại cho khách hàng mức ưu đãi tốt hơn các mã giảm giá phổ biến bình thường. Hoặc có thể mang luôn thương hiệu của affiliate.

60. Link cloaking – Thuật ngữ Affiliate Marketing dễ nhớ

Các affiliate link thường nhìn rất loằng ngoằng và không chuyên nghiệp. Vì đó là đường link riêng biệt thực hiện vai trò đối soát, đo lường. Vì vậy nếu bạn muốn affiliate link trong ngắn gọn và chuyên nghiệp hơn. ạn nên sử dụng cách thức rút gọn link theo tên miền của bạn, cách thức này gọi là link cloaker.

DuHa Academy đã giúp bạn tổng hợp 60 thuật ngữ Affiliate Marketing phổ biến nhất. Các Marketers luôn phải ghi nhớ, nằm lòng những thuật ngữ này. Hi vọng bài viết trên có thể hữu ích đối với bạn đọc. Chúc các bạn thành công!

Học làm youtube, cách kiếm tiền trên youtube

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

huóng dẫn tạo tài khoản ChatGPT Miễn Phí Tại Việt Nam

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí xem videos và làm theo hướng dẫn để tạo được tài khoản ChatGPT miễn phí, thành công 100% hoặc bấm vào...

Hostarmada là gì?

Hostarmada là gì? Cách kiếm 2500$ với Hostarmada trong 2 tuần

4.9/5 - (8 bình chọn) Hostarmada đang đầu tư rất nhiều cho việc marketing và quảng bá sản phẩm của mình. Cụ thể là nhà cung cấp dịch vụ lưu...

dropshipping aliexpress

Dropshipping aliexpress: Ưu nhược điểm, mô hình Dropshipping aliexpress

5/5 - (4 bình chọn) Dropshipping  là mô hình bán lẻ trực tuyến khá quen thuộc với cộng đồng bán hàng xuyên biên giới trên  Aliexpress. Có thể bạn đã...

Tặng 99 Vé Miễn Phí 5 Ngày Học Làm Youtube