Chào mừng bạn đến với Daotaoaffiliate
0837326789

Schema markup là gì? Ứng dụng hiệu quả trong SEO và các loại Schema phổ biến

5/5 - (1 bình chọn)

Schema markup được xem là một trong những “bí kíp” giúp website doanh nghiệp có thứ hạng cao trên các trang tìm kiếm. Vậy Schema markup là gì? Có những loại Schema nào? Ứng dụng trong SEO ra sao?… Cùng giải đáp tất cả những thắc mắc về Schema markup qua bài viết dưới đây nhé!

schema markup là gì

Schema markup là gì?

Schema (hay còn gọi là Schema.org, Schema Markup) là một đoạn mã code HTML dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc (structured data). Nó được tạo ra bởi một nhóm các kỹ sư của Google, Microsoft, Yandex và Yahoo.

Schema là một trong những hình thức mới của Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), cho phép bạn tăng thứ hạng của trang web trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs) bằng cách cung cấp các đoạn thông tin hữu ích và kịp thời cho các khách truy cập tiềm năng.

Sự khác biệt giữa Schema, Microdata và Structured Data

Để làm cho mọi thứ dễ dàng hơn, chúng ta hãy tóm tắt ngắn gọn những thuật ngữ này có nghĩa là gì và sự khác biệt giữa chúng là gì:

Structured Data là một thuật ngữ đại diện cho các mục ràng buộc với các giá trị để thông tin cấu trúc tốt hơn. Nó có thể liên quan đến SEO nhiều như bất kỳ thứ gì khác có chứa thông tin.

– Microdata là một định dạng và nó đại diện cho cách dữ liệu được cấu trúc lại theo cách ‘trực quan’. Nói một cách đơn giản, hãy nghĩ về nó như văn bản so với âm thanh hoặc video. Bạn có thể nói điều tương tự ở cả hai, nhưng nó sẽ hấp dẫn những người khác nhau. Ví dụ, bạn có thể có cùng dữ liệu được cấu trúc ở định dạng Microdata hoặc ở định dạng JSON-LD.

– Schema là một từ vựng xác định các thuật ngữ và giá trị. Có những từ vựng khác như Dublin Core. Nói một cách đơn giản, hãy nghĩ về chúng như ngôn ngữ. Điều tốt với Schema.org là nó đã được rất nhiều nền tảng chấp nhận, làm cho nó trở thành lựa chọn tốt nhất. Đó là lý do tại sao nhiều người sử dụng Schema Markup như một từ đồng nghĩa để triển khai Structured Data.

Lý do bạn cần Schema Markup là gì?

Dưới đây là một vài lý do cần sử dụng đến Schema Markup:

lý do bạn cần schema

1. Đối với bot tìm kiếm

Theo thống kê cho thấy, hiện nay có đến 1,9 tỷ website đang hoạt động trên toàn thế giới. Với vô số từ ngữ, cách diễn giải và ngữ cảnh phức tạp, các bot tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm không dễ dàng để có thể hiểu hết được.

Ví dụ: Với truy vấn về cụm từ “Domino”, nó có thể đang đề cập đến trò chơi domino hoặc cũng có thể là về chuỗi cửa hàng pizza Domino của Mỹ. Điều này gây khó khăn cho các công cụ tìm kiếm để có thể hiển thị các kết quả chính xác như người dùng tìm kiếm.

Do đó, schema ra đời giúp các bot tìm kiếm có thể hiểu và phân loại thông tin cụ thể, chính xác hơn. Nó giúp tạo ra các ngữ cảnh cụ thể để search engine hiểu được website đang cung cấp nội dung gì, thuộc chủ đề nào.

2. Đối với người dùng

Schema Markup làm cho trang web của bạn xuất hiện một cách nổi bật hơn trong SERPs. Nó mang đến người dùng nhiều thông tin nhanh và trọng tâm giúp người dùng dễ dàng xem xét nội dung trang web có phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của họ. Nhờ vậy, bạn có thể mang đến người dùng trải nghiệm tốt hơn, tăng tỷ lệ nhấp (CTR) và có khả năng cải thiện thứ hạng trang web của bạn.

Lợi ích của ứng dụng Schema.org vào website

Việc đánh dấu dữ liệu có cấu trúc trong website đem lại rất nhiều lợi ích khi SEO. Cụ thể như sau:

1. Công cụ tìm kiếm hiểu nội dung website của bạn dễ dàng hơn

Như trên tôi đã đề cập, Schema.org là sản phẩm kết hợp của 4 Search Engine lớn nhất hiện nay. Do đó, khi ứng dụng công cụ này, nghĩa là bạn giúp ông lớn này hiểu được tốt hơn nội dung từng trang web của bạn. Chúng hiểu chính xác hơn, nhanh hơn, thì sẽ đánh giá cao hơn. Và một cách gián tiếp, website của bạn có cơ hội được cải thiện thứ hạng tốt hơn khi ứng dụng chính xác Schema Markup.

2. Website nổi bật hơn trên trang kết quả tìm kiếm

Nội dung những trang web ứng dụng Schema có thể được Google hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Trang web của bạn sẽ nổi bật và nhìn cuốn hút hơn với những trang chứa thông tin Schema kiểu Rich Snippets như: điểm đánh giá (với trang Product Article) ngày đăng (Article) thời gian diễn ra sự kiện (Event) (với trang Product, Article), ngày đăng (Article), thời gian diễn ra sự kiện (Event)…

Kết hợp với yếu tố trên (thứ hạng cao hơn), và người dùng thấy hấp dẫn hơn, website sẽ được nhiều người nhấp chuột ghé thăm từ SERP. Nghĩa là bạn đã tăng được tỉ lệ nhấp chuột (CTR).

Lợi ích như vậy nên cũng dễ hiểu khi người làm SEO cần ứng dụng ngôn ngữ đánh dấu này vào website của mình. Trên thực tế thì có một số thuật ngữ liên quan đến dữ liệu có cấu trúc mà chúng ta dễ nhầm lẫn với nhau. Nhân đây, tôi muốn phân biệt rõ một chút trước khi đi vào chia sẻ cách ứng dụng Schema Markup.

Ứng dụng Schema Markup vào SEO website

Sau khi đã hiểu được Schema Markup là gì thì chắc hẳn các bạn cũng đang tò mò ứng dụng của nó vào SEO website như thế nào. Hãy xem ngay hướng dẫn ứng dụng rất cụ thể dưới đây nhé!

1. Xác định loại Schema cần cài đặt

Để áp dụng Schema markup vào SEO hiệu quả, đầu tiên bạn cần xác định loại trang Schema bạn cần. Thông thường sẽ cài schema cho những trang quan trọng như: Home, giới thiệu công ty, danh sách sản phẩm/dịch vụ, trang chi tiết sản phẩm/dịch vụ, trang liên hệ, bài viết,… Với các trang bạn không muốn cho Google index thì không cần cài đặt.

2. Điền thông tin bằng công cụ

Tiếp theo, điền thông tin bằng công cụ Google Structured Data Markup Helper nếu bạn không tự viết code bằng tay. Bạn truy cập vào đường link trên, điều URL trang bạn muốn cài đặt sau đó ấn “start tagging”, đợi một lát google lấy dữ liệu và chuyển sang màn hình ghi nhận thông tin.

Sau khi xong, bạn sẽ thấy giao diện bên trái là trang web bạn vừa chọn URL, bên phải là các thông số dữ liệu cần điền thông tin.

3. Bổ sung thêm các dữ liệu cần thiết

Bạn điền thêm đầy đủ thông tin cần thiết vào ô bên phải. Sau khi chọn, đợi một lát, bạn nhìn cửa sổ bên phải; sẽ thấy Google tự điền tên bài viết trong dòng “name”. Nếu không đúng, bạn ấn nút “X” bên phải để xóa, thao tác lại đến khi nhận đúng nội dung.

4. Tạo và đưa mã HTML vào web

Khi nhập đủ thông tin, bạn nhấn nút “CREATE HTML” ở góc phải trên cùng; bạn sẽ thấy cửa sổ bên phải xuất hiện đoạn mã HTML. Copy đoạn mã và dán vào 2 thẻ <head></head> của trang web. Sau đó, kiểm tra và xác minh là xong. Với các trang khác bạn bạn làm tương tự; mỗi lần làm xong bạn nên kiểm tra lại một cách kỹ lưỡng để chắc chắn không xảy ra lỗi.

Các dạng schema phổ biến

Trên internet có rất nhiều thông tin về các loại đối tượng khác nhau, thông tin về 1 người, 1 công ty/doanh nghiệp, thông tin công thức nấu các món ăn, thông tin về sách, phim ảnh, các ca khúc, tác phẩm nghệ thuật… cũng như trong cuộc sống thực. Vì vậy, cấu trúc của các dữ liệu mô tả cho các đối tượng này cũng có rất nhiều loại khác nhau.

các dạng schema markup phổ biến

Và cũng có rất nhiều loại Schema tạo ra các dữ liệu có cấu trúc; các loại Schema chính mà hiện nay chúng ta gặp phổ biến nhất có thể kể đến như:

1. Organization Schema Markup

Schema Markup tổ chức giúp hiển thị các thông tin về tổ chức như: giới thiệu công ty, logo, thông tin liên hệ, địa chỉ, hồ sơ công ty,… trên các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm một cách nổi bật. Điều này giúp người dùng có được cái nhìn tổng quan nhất về công ty; ngay lập tức mà không cần tìm kiếm quá nhiều.

Người dùng dễ dàng tìm thấy những thông tin cơ bản nhất; và có thể liên hệ với công ty của bạn ngay. Organization Schema cũng đưa ra tín hiệu cho thấy sự phổ biến của thương hiệu công ty bạn.

2. Person Schema Markup

Person Schema Markup hiển thị các thông tin về một cá nhân cụ thể, chẳng hạn như tên, ngay sinh, địa chỉ, nghề nghiệp, tiểu sử,… Để bot tìm kiếm hiểu hơn về một đối tượng cụ thể, bạn có thể sử dụng dạng schema này. Với person schema markup, người dùng dễ dàng biết được các thông tin về đối tượng tìm kiếm hoặc xác định đây có phải là đối tượng mà người dùng cần tìm hiểu thông tin.

3. Local Business Schema

Dạng schema markup này rất phù hợp cho các doanh nghiệp địa phương – thường là chi nhánh của một tổ chức lớn. Nó giúp người dùng tìm thấy các thông tin cơ bản về doanh nghiệp như địa chỉ; giờ mở cửa, loại hình kinh doanh, thông tin liên hệ, v.v. Với schema dạng local business; nó giúp bạn xây dựng danh sách Google My Business phong phú và chi tiết hơn. Đồng thời cũng tối ưu hóa trang web cho local SEO.

4. Product Schema Markup

Product Schema Markup là gì? Product Schema được sử dụng để bán một mặt hàng cụ thể như một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Nó cho phép hiển thị các thông tin về sản phẩm như giá cả, tình trạng hàng hóa, các thông số sản phẩm hay đánh giá bởi người dùng,…

Nhờ có product schema, sản phẩm/dịch vụ của bạn; sẽ trở nên nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Nó cũng giúp người dùng dễ nắm bắt thông tin và so sánh dễ dàng với các đối thủ khác cũng như tạo nhiều cơ hội để người dùng click vào trang web của bạn.

5. Breadcrumbs Schema Markup

Breadcrumbs Schema hiển thị dưới dạng đường liên kết dẫn đến một trang web. Nó giúp người dùng nhìn thấy vị trí hiện tại của họ trên trang cũng như hiển thị các danh mục của trang web một cách rõ ràng để người dùng hiểu được cấu trúc trang. Nhờ đó cũng tăng trải nghiệm người dùng và giảm tỷ lệ thoát trang.

6. Sitelinks Schema

Sitelinks Schema được sử dụng phổ biến nhất cho các tin tức hoặc bài đăng trên blog. Schema dạng này hiển thị trên các công cụ tìm kiếm dưới dạng các liên kết nằm bên dưới liên kết chính của website. Nó đưa ra nhiều đề xuất hơn cũng như điều hướng chính xác người dùng vào trang web với thông tin họ đang tìm kiếm, từ đó tăng tỷ lệ nhấp (CTR) không trả phí cho website của bạn.

7. Video Schema Markup

Video Schema Markup là một trong những cách tốt để giúp Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục (index) các video trên trang web của bạn. Nó cũng giúp các video của bạn xuất hiện trong “Tìm kiếm video” của Google, cùng với những video khác từ Youtube.

8. Event Schema

Event Schema cung cấp các thông tin bổ sung như địa điểm, thời gian, chi phí tham dự,… cho các sự kiện đã được lên lịch (như hội thảo online, buổi hòa nhạc, workshop,…). Điều này giúp event của bạn đẹp mắt hơn, đầy đủ thông tin hơn để có thể thu hút mọi người tham gia.

9. Review Schema Markup

Hầu hết những người dùng trước khi ra quyết định mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó cũng trải qua tìm kiếm các thông tin đánh giá, review về sản phẩm/dịch vụ. Hiển thị các thông tin đánh giá hữu ích bằng schema, người dùng trước tiên sẽ có được những thông tin cơ bản nhất và từ đó kích thích trí tò mò của họ để tiếp tục nhấp vào xem bài đánh giá. Nhờ vậy có khả năng tăng tỷ lệ nhấp (CTR) đáng kể cho trang web của bạn.

Lưu ý khi khai báo Schema trong website

  • Xác định loại schema cần thiết cho từng trang website
  • Điền các trường thông tin chính xác chuẩn như trên google map của Website đã tạo trước đó
  • Schema phải chèn cho từng page:Trước đây thì thường tạo Schema Google 1 lần cho toàn bộ website. Điều đó là sai. Mà chúng ta phải tạo Schema Google trên từng trang, từng url để phù hợp từng loại, đồng thời để giảm rủi ro bị Google Panda ghé thăm do vấn đề trùng lập nội dung (duplicated content).
  • Chú ý phần chèn mã code schema google vào đúng phần Header và Body theo hướng dẫn từ google.

Lời kết

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi Schema Markup là gì và các vấn đề xoay quanh Schema Markup. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích và cần thiết. Đừng quên theo dõi Đào Tạo Affiliate để cập nhật được nhiều kiến thức hay về SEO nhé!

>> Xem thêm: Holistic Seo là gì? Phương pháp SEO tổng thể chi tiết nhất 2022

Học làm youtube, cách kiếm tiền trên youtube

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

huóng dẫn tạo tài khoản ChatGPT Miễn Phí Tại Việt Nam

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí xem videos và làm theo hướng dẫn để tạo được tài khoản ChatGPT miễn phí, thành công 100% hoặc bấm vào...

User Agent là gì?

User agent là gì? Cách kiểm tra, thay đổi User Agent trên trình duyệt

5/5 - (4 bình chọn) User agent không còn là thuật ngữ xa lạ đối với những người làm web. Vậy bạn đã biết User agent là gì? Cách kiểm...

thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân là gì? Lợi ích, cách xây dựng thương hiệu cá nhân

5/5 - (1 bình chọn) Một sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng thì bán chạy hàng, bản thân bạn cũng cần thương hiệu để trở nên nổi bật và...

Tặng 99 Vé Miễn Phí 5 Ngày Học Làm Youtube