Chào mừng bạn đến với Daotaoaffiliate
0837326789

Cách Phân Tích Giỏ Hàng Khai Thác Khách Hàng Thông Minh

5/5 - (3 bình chọn)

Các sàn điện tử  ngày càng hoạt động mạnh mẽ. Thì đồng nghĩa với việc kinh doanh, mua bán trực tuyến ngày càng mạnh mẽ. Và để việc kinh doanh vận hành một cách trơn tru. Thì quá trình thu thập và phân tích hành vi khách hàng để có thể đưa ra các chiến lược phù hợp là rất quan trọng. Và hiện nay, một nhân tố quan trọng nhất của việc thu thập dữ liệu thông tin người dùng chính là phân tích giỏ hàng. Vậy quá trình phân tích giỏ hàng được triển khai như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của DuHa Academy nhé!

Tìm hiểu về phân tích giỏ hàng?

Phân tích giỏ hàng (Market Basket Analysis). Hay còn được biết đến với khái niệm khác là Phân tích rổ thị trường. Đây là một kỹ thuật khai thác dữ liệu được sử dụng để khám phá các mô hình mua hàng trong thị trường bán lẻ.

Tìm hiểu về phân tích giỏ hàng

Phân tích giỏ hàng được sử dụng để phát hiện mối liên hệ tiềm ẩn giữa các mặt hàng. Chúng phân tích hành vi của khách hàng dựa trên lịch sử giao dịch của họ. Nói cách khác là dựa trên dữ liệu danh sách tất cả các mặt hàng mà người tiêu dùng mua trong cùng một lần giao dịch. Từ đó xác định mặt hàng nào được đặt hàng hoặc mua cùng nhau. Sau đó xác định và xây dựng lên các mô hình liên kết sản phẩm.

Hiện nay, các nhà bán lẻ sử dụng kết quả phân tích giỏ hàng để đặt vị trí, gợi ý, điều hướng các sản phẩm trong cửa hàng. Nhằm thúc đẩy khả năng bán chéo giữa các sản phẩm hoặc danh mục sản phẩm.

Lợi ích của Phân tích giỏ hàng

Vậy phân tích giỏ hàng mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

1. Hiểu rõ, nắm bắt được hành vi khách hàng

Việc hiểu hành vi giúp cho các nhà quản trị đưa ra chiến lược marketing hiệu quả. Phân tích giỏ hàng hữu ích trong việc sắp đặt vị trí, định giá hợp lý cho các mặt hàng trên kệ tại cửa hàng. Nó còn mang lại lợi ích cho hoạt động khác như tối ưu hóa hàng tồn kho cho từng cửa hàng hoặc nhà kho…

2. Tối ưu hóa hiệu quả bán hàng – Lợi ích của phân tích giỏ hàng

Phân tích giỏ hàng là cơ sở để chỉ ra sản phẩm nào tiềm năng trong các dòng sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh.

3. Tăng thị phần, chiếm ưu thế trong cạnh tranh

Một khi doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng tối đa, việc xác định các chiến lược phát triển mới để tăng thị phần sẽ trở nên khó khăn. Phân tích giỏ hàng có thể được sử dụng để tập hợp dữ liệu nhân khẩu học. Ngoài ra còn xác định vị trí của các cửa hàng mới hoặc quảng cáo được nhắm mục tiêu theo địa lý.

4. Tăng trưởng doanh thu

Các nền tảng website thương mại điện tử như Amazon, Taobao, Shopee, Tiki,… Hay là website bán hàng của một tổ chức được hưởng lợi từ phân tích giỏ hàng. Họ sẽ đề xuất các sản phẩm khách hàng xem thường xuyên hoặc có liên quan đến sản phẩm đang xem.

Việc này giúp thu hút và giữ chân người dùng ở lại lâu hơn trên website. Đồng thời mở ra nhiều cơ hội bán hàng, tăng doanh thu một cách hiệu quả.

Cách khai thác phân tích giỏ hàng

Cách phân tích giỏ hàng hiệu quả

Phân tích giỏ hàng giúp các chiến lược kinh doanh, bán hàng. Bạn có thể tham khảo một số chiến lược dưới đây:

1. Bố cục gian hàng

Bạn có thể đặt các sản phẩm liên quan ở gần nhau. Dựa trên hành vi mua của người tiêu dùng để định giá cho sản phẩm theo combo.

2. Tối ưu hóa hoạt động marketing

Ngày nay, dường như hoạt động marketing cho sản phẩm, dịch vụ không còn có độ phủ lớn như trước. Nhờ các công cụ và kỹ thuật của marketing số, chiến lược marketing đánh đúng mục tiêu hơn. Nhưng mang lại hiệu quả tối ưu với chi phí thấp. Đối với Phân tích giỏ hàng, bạn có thể áp dụng đòn bẩy đối với giỏ mua sắm để tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng.

3. Đề xuất sản phẩm – Cách khai thác phân tích giỏ hàng

Đề xuất sản phẩm dựa trên các hình thức mua hàng của người dùng. Bạn có thể đề xuất giảm giá khi khách hàng mua thêm combo. Hoặc mua thêm sản phẩm với tổng mức giá tối thiểu nào đó

4. Tối ưu hóa khoảng không quảng cáo

Phân tích giỏ hàng trở thành cơ sở dự đoán việc mua hàng trong tương lai. Đồng thời với dữ liệu bán hàng được ghi lại. Việc duy trì lượng sản phẩm và quản lý mặt hàng tồn kho trở nên tối ưu và dễ dàng hơn.

5. Tối ưu hóa quảng cáo

Bạn hãy tận dụng tối đa hiệu quả quảng cáo. Điều này được biểu hiện qua việc khách hàng phản hồi như thế nào với tin nhắn, thông tin liên lạc cũng như các gói ưu đãi.

Ứng dụng trong thúc đẩy kinh doanh

Vậy trong kinh doanh, phân tích giỏ hàng đã chứng minh được tầm quan trọng của mình trong những mặt nào?

1. Cơ hội bán thêm, bán kèm và bán các mặt hàng theo combo

Báo cáo cho thấy người dùng thường có xu hướng mua các sản phẩm được nhóm cùng một lúc. Điều này gợi ý cho các nhà kinh doanh cách trình bày các sản phẩm trong cùng nhóm tương quan để tăng tỷ lệ bán kèm, hoặc có thể gợi ý để khách hàng sẵn sàng mua nhiều mặt hàng hơn khi chúng đóng gói cùng nhau.

2. Ứng dụng trong việc tăng tỷ lệ chuyển đổi

Xác định các sản phẩm thường có thể được mua cùng nhau. Và sắp xếp vị trí của các sản phẩm đó gần nhau để khuyến khích người mua mua cả hai mặt hàng.

Lấy ví dụ về sự thành công của Amazon trong việc áp dụng chiến dịch này. Nhằm đưa ra những gợi ý sản phẩm tuyệt vời trên trang website thương mại điện tử của mình. Trên trang sản phẩm, Amazon giới thiệu cho người dùng các sản phẩm có liên quan dưới dòng tiêu đề “Thường được mua cùng nhau”/ “Kết hợp mua cùng” và “Khách hàng xem mặt hàng này cũng đã xem”. Nếu tinh ý thì bạn có thể nhận ra “tuyệt chiêu” bán hàng một cách tinh tế này. Hình thức ấy đã giúp Amazon bùng nổ doanh số bán hàng chỉ trong một thời ngắn.

>> Bạn cũng có thể xem: Nên Lựa Chọn Bán Hàng Amazon FBA Hay Dropshipping? để hiểu hơn về Amazon.

3. Sắp xếp kệ hàng tại các cửa hàng, siêu thị truyền thống

Một cách gợi ý cho việc sắp đặt sản phẩm trong cửa hàng, siêu thị. Để giúp tăng doanh số bán hàng là tách các sản phẩm thường được mua cùng nhau và đặt chúng ở các vị trí khác nhau tại cửa hàng. Cách thức này “buộc” khách hàng phải xem xét và đi lang thang xung quanh cửa hàng để có thể tìm thấy những gì họ đang muốn mua. Trong quá trình đi lại tìm kiếm, khách hàng có thể sẽ bị thu hút bởi các mặt hàng “bổ sung”. Cái mà không nằm trong danh sách nhu cầu ban đầu của họ và có những quyết định mua hàng tức thời.

3. Giữ chân khách hàng

Trong trường hợp khách hàng muốn dừng một mối quan hệ hợp tác với một doanh nghiệp. Thì đại diện của doanh nghiệp có thể sử dụng những thông tin để xác định nhu cầu trong tương lai của khách hàng. Và kịp thời đưa ra những khuyến khích, khuyến nghị phù hợp trong việc cung cấp các sản phẩm bổ sung hoặc các sản phẩm tương lai. Nhằm duy trì mối quan hệ hợp tác, giữ chân khách hàng.

Lời kết

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức cũng như tầm quan trọng của phân tích giỏ hàng. Đây là nhân tố mà bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần phải biết được. Có thể nói, không có sự thành công nào hiện hữu trên con đường không có dấu chân của sự chăm chỉ. Vì vậy hãy cứ kiên trì bước đi trên con đường sáng suốt mà mình lựa chọn nhé. Chúc bạn thành công!

Học làm youtube, cách kiếm tiền trên youtube

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

huóng dẫn tạo tài khoản ChatGPT Miễn Phí Tại Việt Nam

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí xem videos và làm theo hướng dẫn để tạo được tài khoản ChatGPT miễn phí, thành công 100% hoặc bấm vào...

User Agent là gì?

User agent là gì? Cách kiểm tra, thay đổi User Agent trên trình duyệt

5/5 - (4 bình chọn) User agent không còn là thuật ngữ xa lạ đối với những người làm web. Vậy bạn đã biết User agent là gì? Cách kiểm...

thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân là gì? Lợi ích, cách xây dựng thương hiệu cá nhân

5/5 - (1 bình chọn) Một sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng thì bán chạy hàng, bản thân bạn cũng cần thương hiệu để trở nên nổi bật và...

Tặng 99 Vé Miễn Phí 5 Ngày Học Làm Youtube