Chào mừng bạn đến với Daotaoaffiliate
0837326789

Performance Marketing là gì? Cách xây dựng Performance Marketing chuẩn

5/5 - (1 bình chọn)

Performance Marketing là 1 trong những thuật ngữ được mọi người nhắc đến khá nhiều trong những năm vừa qua khi mà áp lực về việc đo đạt và tối ưu hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo ngày càng cao. Performance Marketing là một chiến lược quảng cáo trực tuyến đang tạo được dấu ấn lớn trong thế giới tiếp thị kỹ thuật số.

Performance Marketing là một chiến lược thu hút, tiếp cận khách hàng mới, tăng tương tác và chuyển đổi. Vậy Performance Marketing là gì? Cách xây dựng Performance Marketing chuẩn thế nào? Mời bạn tham khảo nội dung bên dưới của Đào tạo affiliate nhé

Performance Marketing là gì?

Performance marketing vốn là một nhánh của digital marketing. Performance marketing dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tiếp thị dựa trên hiệu suất. Hiệu suất này là một kết quả mong muốn nào đó được thực hiện, như đơn hàng, leads hay clicks…

Performance Marketing giúp người bán quảng bá thương hiệu và sản phẩm mà không phải trả thêm chi phí, mức độ tương tác của người tiêu dùng cao hơn, tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn, kích thước đơn hàng trung bình cao hơn (giá trị giỏ hàng), tăng khả năng giữ chân người mua. Là sự kết hợp giữa quảng cáo trả phí (Paid Advertising) và tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing). Tuy nhiên, bạn chỉ phải thanh toán khi hành động mong muốn đã hoàn thành.

Performance Marketing
Performance Marketing là gì?

Đây được nhận định là một cơ hội tiếp thị đôi bên cùng có lợi dành cho nhà bán lẻ hoặc người bán và đơn vị liên kết (Affiliate). Hoặc nhà xuất bản (Publisher). Nó cho phép cả hai bên nhắm mục tiêu các chiến dịch dựa trên hiệu suất các chiến lược, tỷ lệ ROI cao. Người bán sẽ thanh toán cho đơn vị liên kết hoặc nhà xuất bản khi một hành động cụ thể được hoàn thành.

Cách thức hoạt động của Performance Marketing

Performance marketing có sự tham gia của 4 nhóm đối tượng. Mỗi nhóm có vai trò thiết yếu riêng để dẫn đến kết quả cuối cùng.

  • Đơn vị liên kết (Affiliates) hoặc nhà xuất bản (Publishers).
  • Nhà bán lẻ (Retailers) hoặc người bán (Merchants).
  • Mạng đơn vị liên kết (Affiliate Networks) và nền tảng theo dõi của bên thứ ba (Third-Party Tracking Platforms).
  • Người quản lý đơn vị liên kết (Affiliate Managers) hoặc “OPMs” (công ty quản lý đơn vị liên kết).

Mỗi nhóm có vai trò thiết yếu của riêng mình và làm việc đồng bộ với nhau nhằm thúc đẩy kết quả như mong muốn.

>> Mời bạn xem thêm chia sẻ về affiliate marketing – kiến thức từ chuyên gia không thể bỏ lỡ

1. Đơn vị liên kết (Affiliates) hoặc nhà xuất bản (Publishers)

Nhóm này được coi là “đối tác tiếp thị” của không gian Performance Marketing.

Affiliates hoặc Publishers có nhiều dạng. Trang Web ưu đãi giảm giá, trang Web khách hàng thân thiết và hoàn tiền; trang Web đánh giá sản phẩm, Blog, tạp chí trực tuyến,…

Các Agency Performance có thể tận dụng để tạo các nội dung có khả năng thúc đẩy doanh số bán hàng tối ưu.

Bạn cần cung cấp cho những người theo dõi (của các Influencers) hướng dẫn đáng tin cậy với những trải nghiệm và đánh giá cá nhân đích thực. Từ đó, người theo dõi sẽ có nhiều khả năng thực hiện các hành động mà bạn mong muốn.

2. Nhà bán lẻ (Retailers) hoặc người bán (Merchants)

Nhóm này còn được gọi là Nhà quảng cáo (Advertisers). Đây là những doanh nghiệp đang tìm cách quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ thông qua đối tác liên kết hoặc nhà xuất bản.

Ngày nay, người tiêu dùng tìm đến những người có ảnh hưởng và những khách hàng khác để được đề xuất; đánh giá và giảm giá sản phẩm trước khi mua. Đặc biệt là khi họ đang trong giai đoạn nghiên cứu mua hàng.

Các chương trình liên kết hoạt động tốt nhất trong Performance Marketing thường là những chương trình đã có thương hiệu; đã được thiết lập trực tuyến hoặc hiện diện trên một số kênh tiếp thị. Các chương trình này có đối tượng đã gắn bó, theo dõi cố định và trang Web của họ có tỷ lệ trò chuyện nhất định.

3. Mạng đơn vị liên kết (Affiliate Networks) và nền tảng theo dõi của bên thứ ba (Third-Party Tracking Platforms)

Mạng lưới đối tác liên kết và các nền tảng theo dõi của bên thứ 3 hoạt động như một “sàn giao dịch”, kết nối doanh nghiệp với đối tác liên kết, làm các nhiệm vụ:

  • Cung cấp công cụ như banners, text links
  • Theo dõi, quản lý leads, clicks và chuyển đổi
  • Trung gian thanh toán hoa hồng (như ngân hàng)
  • Giải quyết tranh chấp xảy ra giữa 2 bên

4. Người quản lý đơn vị liên kết (Affiliate Managers) hoặc “OPMs” (công ty quản lý đơn vị liên kết).

Một số network hoặc advertiser còn có một hoặc các chuyên viên có nhiệm vụ hỗ trợ các vấn đề liên quan đến affiliate. Ví dụ như đề xuất hình thức quảng bá sản phẩm, công cụ quảng bá, từ khóa hiệu quả, xử lý những vấn đề về kỹ thuật…

Bên cạnh đó, công ty nếu cũng có thể đi thuê ngoài các agency chuyên quản lý affiliate để quản lý toàn bộ chương trình. Hoặc hỗ trợ cho team in-house. Nhờ vào chuyên môn cũng như mạng lưới đối tác liên kết hiện có.

4 bước xây dựng chiến lược Performance Marketing

Để đo lường thành công bất kỳ chiến dịch nào, điều quan trọng là phải thiết lập mục tiêu. Cho dù đó là để tạo ra nhận thức về thương hiệu hoặc bán sản phẩm. Điều quan trọng là phải đặt mục tiêu trước khi khởi chạy. Sau đây là 4 bước xây dựng chiến lược Performance Marketing chuẩn

4 bước xây dựng chiến lược Performance Marketing
4 bước xây dựng chiến lược Performance Marketing

Bước 1: Thiết lập mục tiêu chiến dịch

Trước khi bạn có thể đo lường sự thành công của bất kỳ chiến dịch nào. Điều quan trọng là phải thiết lập các mục tiêu. Các mục tiêu tiếp thị kỹ thuật số phổ biến nhất là:

  • Lưu lượng truy cập trang web
  • Tương tác
  • Tạo khách hàng tiềm năng
  • Nhận thức về thương hiệu
  • Tiếp thị lại hoặc Nhắm mục tiêu lại
  • Bán hàng

Khi bạn đã thiết lập các mục tiêu chiến dịch của mình, bạn có thể sử dụng nền tảng quảng cáo để tạo các chiến dịch nhắm mục tiêu các mục tiêu cụ thể đó.

Bước 2: Chọn kênh kỹ thuật số phù hợp

Thay vì tập trung vào 1 kênh, bạn nên sử dụng đa dạng hóa các kênh để tăng khả năng hiển thị và phạm vi tiếp cận của chiến dịch; mở rộng cơ hội thành công với Performance Marketing. Cho dù đó là tiếp thị liên kết, quảng cáo gốc hay nền tảng truyền thông xã hội. Hãy tìm các kênh chuyên về loại chuyển đổi của bạn và nơi bạn có nhiều khả năng tìm thấy đối tượng mục tiêu của mình nhất.

Bước 3: Tạo và khởi chạy chiến dịch

Tạo ra các chiến dịch bao gồm việc xác định đối tượng mục tiêu. Hiểu những điểm khó khăn và mong muốn của họ. Đồng thời tạo ra các quảng cáo và thông điệp để giải quyết nhu cầu đó và thu hút sự chú ý của họ. Bằng cách hiểu rõ đối tượng mục tiêu và cách sản phẩm hoặc dịch vụ có thể thu hút họ, bạn càng dễ dàng tạo bản sao quảng cáo, thiết kế và lập lịch trình quảng cáo tốt nhất.

Bước 4: Đo lường và tối ưu hóa chiến dịch

Các chiến dịch Performance Marketing bắt đầu tạo dữ liệu ngay khi chúng được thiết lập và chạy. Nhà tiếp thị có quyền tối ưu hóa các chiến dịch riêng lẻ để đạt được hiệu suất trên tất cả các kênh đang sử dụng. Bạn cần theo dõi và phân tích số liệu để xác định nguồn lưu lượng truy cập nào đang hoạt động tốt nhất. Sau đó phân bổ quỹ quảng cáo cho phù hợp. Sử dụng các chiến dịch tiếp thị hiệu suất không chỉ để tăng doanh số bán hàng mà còn để xác định các kênh; đối tượng và mục tiêu chiến dịch tốt nhất để tăng lợi tức đầu tư của doanh nghiệp.

Một số loại hình thanh toán trong performance marketing

Sau đây là một số loại hình thanh toán trong performance marketing

1. Cost per click (CPC)

Chi phí trả cho mỗi lượt nhấp chuột. Nếu mục tiêu của bạn là hướng traffic về website thì nên xem xét sử dụng dạng quảng cáo này.

2. Cost per engagement (CPE)

Engagement thể hiện lượng tương tác, có thể được đo bằng nhiều phương thức khác nhau, thường là thích, bình luận hay chia sẻ.

3. Cost per mile (CPM)

Chi phí cho mỗi 1000 lần hiển thị. Loại này thường có chi phí thấp vì mức độ tương tác không cao (hoặc ít nhất là không thể dự đoán được).

4. Cost per lead (CPL)

Chi phí cho một khách hàng tiềm năng, tức là đối tượng có phản hồi hay hành động thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm của bạn, như điền form thông tin và bạn có thể liên lạc lại.

5. Cost per sale (CPS)

Chi phí cho mỗi đơn hàng. Bạn sẽ chỉ trả tiền nếu có đơn hàng được thực hiện. Rất dễ hiểu khi đây là loại quảng cáo đắt nhất nhưng lại được yêu thích vì đáng đồng tiền bát gạo.

6. Cost per acquisition (CPA)

CPA bao gồm tất cả các loại trên. Bạn sẽ trả tiền cho đơn hàng, lượt nhấp chuột hoặc lượt điền form

Vì sao bạn nên sử dụng performance marketing?

Có rất nhiều lợi ích mà performance marketing sẽ mang lại khi doanh nghiệp áp dụng nó vào trong kế hoạch tiếp thị của mình.

  • Xây dựng thương hiệu thông qua bên đối tác thứ 3, sử dụng chính audiences và ngân sách của họ, từ đó bạn tăng được traffic, tương tác của audiences và tăng thị phần của mình.
  • Bạn giảm được rủi ro do chỉ thanh toán sau khi một hành động mong muốn đã hoàn thành, CPA thường thấp hơn và ROI cao hơn các hình thức khác, tiết kiệm ngân sách tiếp thị.
  • Kế hoạch performance marketing được theo dõi, đo lường và đánh giá minh bạch.
  • Bạn biết được nguồn sinh ra đơn hàng, xác định đâu là kênh, đối tác mang lại hiệu quả tốt và bạn nên đầu tư nhiều.

Lời kết

Performance marketing là một miếng bánh “ngon” nhưng cũng chẳng “dễ ăn”. Trước khi áp dụng, bạn hãy chắc rằng mình đã được trang bị đủ kiến thức để vận hành một chiến dịch performance hiệu quả. Đừng chần chừ đến với khóa học Performance Digital Marketing để được hệ thống lý thuyết và thực hành ngay dưới sự hướng dẫn của những chuyên gia giàu kinh nghiệm.

Học làm youtube, cách kiếm tiền trên youtube

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

huóng dẫn tạo tài khoản ChatGPT Miễn Phí Tại Việt Nam

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí xem videos và làm theo hướng dẫn để tạo được tài khoản ChatGPT miễn phí, thành công 100% hoặc bấm vào...

User Agent là gì?

User agent là gì? Cách kiểm tra, thay đổi User Agent trên trình duyệt

5/5 - (4 bình chọn) User agent không còn là thuật ngữ xa lạ đối với những người làm web. Vậy bạn đã biết User agent là gì? Cách kiểm...

thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân là gì? Lợi ích, cách xây dựng thương hiệu cá nhân

5/5 - (1 bình chọn) Một sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng thì bán chạy hàng, bản thân bạn cũng cần thương hiệu để trở nên nổi bật và...

Tặng 99 Vé Miễn Phí 5 Ngày Học Làm Youtube