Chào mừng bạn đến với Daotaoaffiliate
0837326789

Meta Description là gì? Cách viết thẻ mô tả chuẩn SEO hay nhất 2022

5/5 - (1 bình chọn)

Meta description được xem là “mồi lửa” châm ngoài cảm xúc và kích thích người dùng click vào webpage của bạn. Vậy Meta description là gì và cách sử dụng nó như thế nào để mang lại hiểu quả cao nhất. Cùng giải đáp những thắc mắc liên quan đến Meta description quan bài viết dưới đây của Đào Tạo Affiliate nhé!

thẻ meta description là gì
Thẻ meta description là yếu tố quan trọng trong việc kích thích lượt click của người dùng vào webpage. 

Thẻ Meta là gì?

Trước tiên, để hiểu rõ hơn về meta description thì bạn nên biết thẻ meta là gì? Thẻ meta/ meta tag là đoạn văn bản mô tả nội dung của trang. Các thẻ meta không xuất hiện trên chính trang đó mà chỉ xuất hiện trong mã nguồn của trang. Thẻ meta về cơ bản là các mô tả nội dung nhỏ giúp cho các công cụ tìm kiếm biết trang web nói về cái gì.

Có bốn loại thẻ meta trong seo chính bạn nên biết:

  • Meta Keywords: Một loạt các từ khóa bạn cho là có liên quan đến trang đang đề cập.
  • Meta title: Đây là văn bản bạn sẽ thấy ở đầu trình duyệt của mình. Các công cụ tìm kiếm xem văn bản này là “tiêu đề” của trang của bạn.
  • Meta description: Mô tả ngắn gọn về trang.
  • Meta Robots: Một chỉ dẫn cho trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm; (robot hoặc “bot”) về những gì họ nên làm với trang.

Tìm hiều Meta Description là gì?

Meta Description là một thẻ trong HTML mô tả thông tin tóm tắt ngắn gọn; của một trang web tới công cụ tìm kiếm và người dùng. Do vậy mô tả Meta nên viết xúc tích và chứa nội dung quan trọng nhất, chúng là xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm giúp người dùng quyết định viếng thăm site của bạn hay không, do vậy nó như là cơ hội để bạn viết như lời quảng cáo hấp dẫn để thu hút người tìm kiếm.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào truy vấn của người dùng, Google có thể chọn văn bản cho mô tả meta từ các khu vực khác trên trang của bạn để đưa ra kết quả tốt hơn cho truy vấn của người tìm kiếm.

thẻ mô tả Meta description
Mô tả Meta về trang trên Google Search

1. Code HTML

Thẻ meta description đặt trong cặp thẻ <head> của mã HTML

<head>

<meta name=”description” content=”Đây là ví dụ về thẻ meta description. Nội dung trong thẻ meta description sẽ thường xuất hiện trong kết quả của các trang tìm kiếm.”>

</ head>

Google nói rằng: “Thẻ meta là một cách tuyệt vời; để bạn cung cấp cho công cụ tìm kiếm thông tin về trang web của mình. Thẻ meta được thêm vào phần <head> trên trang HTML của bạn”

2. Định dạng tối ưu

Thẻ mô tả Meta, mặc dù không là yếu tố xếp hạng trực tiếp của công cụ tìm kiếm, nhưng rất quan trọng trong việc thu hút người dùng click từ SERPs. Những đoạn văn ngắn này là cơ hội để bạn “quảng cáo” nội dung tới người tìm kiếm, và họ sẽ quyết định liệu nội dung có liên quan và chứa thông tin họ đang tìm kiếm hay không.

Mô tả meta của trang nên viết theo cách tự nhiên, tích cực, không spam, sử dụng các từ khoá mà trang đang nhắm mục tiêu, nhưng cũng tạo ra một mô tả hấp dẫn mà người tìm kiếm muốn nhấp chuột. Nó phải có liên quan trực tiếp đến nội dung của trang mà nó mô tả, và duy nhất không giống với một trang nào khác trên website để tránh bị trùng lặp mô tả meta.

3. Chiều dài tối ưu

Mô tả meta có thể là bất kỳ độ dài nào nhưng Google thường cắt đoạn văn khoảng 300 ký tự trên desktop và 200 ký tự tren mobile  giới hạn này từ tháng 12 năm 2017). Tốt nhất bạn nên viết thẻ mô tả từ 50 -300 ký tự.

Lưu ý rằng độ dài “tối ưu” sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình huống và mục tiêu chính của bạn là cung cấp giá trị và thúc đẩy tỷ lệ nhấp chuột.

4. Mục đích của thẻ mô tả

Mục đích chính của nó là giúp khách truy cập từ Google search đọc và quyết định có nhấp vào liên kết của bạn hay không. Nói cách khác, các mô tả meta để tạo ra các nhấp chuột từ các công cụ tìm kiếm tới trang của bạn.

Tầm quan trọng của Meta description

Meta Description thì cũng là câu chữ thôi, có gì mà ghê gớm đâu nhỉ! Vâng, đúng thẻ này chỉ là lời lẽ mô tả thôi, nhưng lại có vai trò rất đáng kể nếu bạn muốn trang web của mình thân thiện với Search Engine, và cũng hấp dẫn với người dùng.

cách viết thẻ mô tả chuẩn seo

Có ai lại muốn web của mình không được Google xếp hạng cao, và cũng chẳng hấp dẫn được người dùng? Khi bạn quan tâm tìm hiểu, nghĩa là muốn trang web của mình tối ưu, và bài này là tối ưu thẻ Meta Description. Và dưới đây là những lý do tại sao chúng ta nên tối ưu hóa thẻ này.

– Thẻ meta description cung cấp thông tin; để giúp Google dễ nhận biết rõ hơn được chủ đề của bài viết. Máy móc phải hiểu được nội dung thì mới có thể định hướng tốt. Nếu Google không hiểu rõ trang của bạn viết về vấn đề gì, thì chắc chắn sẽ khó xếp hạng, chứ chưa nói đưa lên Top trong trang kết quả tìm kiếm. Vậy muốn đưa từ khóa lên Top, bạn phải biết cách tối ưu hóa thẻ Meta Description (tôi sẽ nêu chi tiết cách làm trong phần dưới).

– Và một khi người dùng đã thấy trang của bạn trên kết quả tìm kiếm (đã lên Top), thì bạn còn cần phải làm 1 việc nữa: lôi kéo người dùng vào trang của bạn. Đó chính là chức năng sâu xa của meta description. Trong rất rất nhiều kết quả (trang của đối thủ) xuất hiện cùng lúc; làm sao để người dùng nhấp chuột vào trang của bạn, chứ không phải trang khác?

Google không phải lúc nào cũng sử dụng Meta Description

Google không phải lúc nào cũng hiển thị meta description như bạn đã khai báo. Trên thực tế, theo một phân tích của Moz, chỉ có 35,9% các thẻ meta description gốc; được hiển thị là giống với trong tìm kiếm của Google.

Nghiên cứu Moz, đã kiểm tra 70.059 ví dụ meta description gốc, cũng phát hiện ra rằng:

  • Trong 15,4% trường hợp, Google đã sử dụng thẻ meta description gốc nhưng đã thêm một số văn bản.
  • Trong 51,3% trường hợp, đoạn mã hiển thị khớp hoàn toàn với thẻ meta description hoặc chứa đầy đủ.
  • Trong 3,2% các trường hợp, đoạn mã hiển thị đã sử dụng một phiên bản rút gọn; của thẻ meta description có dấu chấm lửng ở cuối.

Tổng cộng, Google đã sử dụng tất cả hoặc một phần của meta description gốc trong 55% trường hợp.

Vì vậy, những gì diễn ra ở đây? Về cơ bản, Google có thể chọn ghi đè các mô tả meta trong HTML của các trang web của bạn nếu họ không trả lời đầy đủ một truy vấn của người dùng, thay vào đó, sử dụng đoạn trích từ trang của bạn để cung cấp truy vấn phù hợp hơn.

Cách viết Meta description chuẩn SEO lôi cuốn người đọc

Sau khi đã trả lời được Meta description là gì thì chắc hẳn bạn đọc cũng đang tò mò xem làm thế nào để có được một Meta description chuẩn SEO. Những yếu tố tạo lên Meta description chuẩn SEO đó là:

1. Độ dài hợp

Thực tế, Goolge đã vài lần thay đổi độ dài tối đa. ,Lần gần đây nhất đã cho phép đến 300 ký tự. Tuy vậy, thường thì bạn chỉ thấy Google chỉ để hiển thị khoảng 160 ký tự đầu tiên. Do đó, bạn chỉ nên để meta description trong khoảng 150-160 ký tự là vừa.

Như vậy vừa thể hiện được nội dung, vừa không bị cắt gọt (phí công viết). Tôi có viết công cụ mô phỏng hình thức trang kết quả của Google, tại đó bạn có thể thấy độ dài bị cắt ngắn nếu vượt quá giới hạn quy định. Bạn có thể xem trước các thẻ title, URL, meta description… hiển thị trên kết quả như thế nào.

Tuy nhiên, cũng có 1 mẹo nhỏ là khi bắt đầu viết, bạn chưa cần để ý quá nhiều đến độ dài. Thay vào đó, hãy viết 1 đoạn giới thiệu hay, rồi tìm cách rút ngắn sau, nếu cần

2. Nội dung phải lôi cuốn người đọc

Nội dung dù chỉ là giới thiệu tóm tắt cũng rất quan trọng. Khi người dùng đọc lướt, nếu cảm nhận được nội dung hấp dẫn, họ sẽ đọc kỹ và nhiều khả năng click chuột vào bài viết để xem thêm.

Vì vậy, ngoài việc đi thẳng vào chủ đề, bạn có thể sử dụng cách hành văn kết hợp với ngôn từ khéo léo để “quảng cáo” cho bài viết. Một số kỹ thuật có thể dùng như:

  • Thêm tính năng hoặc thông số, nhất là đối với những trang sản phẩm công nghệ
  • Thêm lời kêu gọi hành động (Call to Action), ví dụ: dùng ngay ưu đãi, hãy khám phá xem…

3. Chứa từ khóa mục tiêu

Nếu từ khóa tìm kiếm có trong Meta Description, Google sẽ có xu hướng sử dụng Meta Description đó và làm nổi bật nó trong kết quả tìm kiếm. Điều này sẽ website sẽ có nhiều truy cập hơn.

4. Phải có call-to-action (kêu gọi hành động)

Những lời mời như: “Xem thêm, Nhận ngay, Dùng thử miễn phí,…” vào đoạn mô tả sẽ thêm thu hút người dùng. Kết hợp với giọng văn tích cực bạn sẽ tạo được điểm nhấn người dùng click chuột hơn.

cách viết meta description

5. Phù hợp với nội dung

Điều này rất là quan trọng. Google sẽ tìm ra khi Meta Description lừa khách truy cập để nhấp chuột và nhanh chóng xử phạt các website đang có hành vi này. Ngoài ra, các mô tả sai lệch có thể sẽ làm tăng tỷ lệ thoát.

6. Có thể hiển thị thông số kỹ thuật

Ví dụ: nếu bạn đang bán các sản phẩm dành cho những người am hiểu công nghệ, tập trung vào thông số kỹ thuật của sản phẩm có thể là một ý tưởng hay – nhà sản xuất, SKU, giá cả,… Nếu khách truy cập đặc biệt tìm kiếm sản phẩm đó sự hiện diện của thông tin như giá cả, thông số kĩ thuật… sẽ kích thích nhấp chuột.

7.  Không dùng dấu ngoặc kép “” trong thẻ này

Nếu bạn sử dụng, Google sẽ hiểu đến vị trí dấu ngoặc là hết và sẽ ngắt đoạn ở đó. Do đó, đoạn giới thiệu sẽ bị cắt cụt ngủn ngoài dự kiến của bạn. Để tránh tình trạng này, tốt nhất bạn nên tránh dùng dấu ngoặc kép, hay những ký tự không phải là chữ cái hay con số.

Trường hợp có lý do phải sử dụng ký tự đặc biệt, bạn nên tham khảo và sử dụng ký tự thực thể HTML (entity) để tránh bị Google hiểu nhầm mà cắt xén nội dung.

8. Độc đáo

Nếu Meta Description của bạn giống với mô tả của các website, trải nghiệm người dùng trên Google sẽ bị cản trở. Mặc dù Title có thể khác nhau, nhưng nếu tất cả các bài viết cùng một mô tả giống nhau sẽ ảnh hưởng tới vấn đề xếp hạng. Tốt hơn hết là để trong mô tả Description Google sẽ tự lấy nội dung có chứa từ khóa để hiện thị khi người dùng truy vấn.

Lời kết

Chắc hẳn sau khi đọc đến đây, các bạn cũng đã phần nào hiểu được meta description là gì và nó quan trọng thế nào trong SEO onpage. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích và đừng quên theo dõi những bài viết của Đào Tạo Affiliate để khám phá được nhiều điều thú vị hơn nữa về SEO onpage nhé.

>> Xem thêm: 10 Chiến thuật Seo Content tiêu cực cần tránh

Học làm youtube, cách kiếm tiền trên youtube

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

huóng dẫn tạo tài khoản ChatGPT Miễn Phí Tại Việt Nam

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí xem videos và làm theo hướng dẫn để tạo được tài khoản ChatGPT miễn phí, thành công 100% hoặc bấm vào...

User Agent là gì?

User agent là gì? Cách kiểm tra, thay đổi User Agent trên trình duyệt

5/5 - (4 bình chọn) User agent không còn là thuật ngữ xa lạ đối với những người làm web. Vậy bạn đã biết User agent là gì? Cách kiểm...

thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân là gì? Lợi ích, cách xây dựng thương hiệu cá nhân

5/5 - (1 bình chọn) Một sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng thì bán chạy hàng, bản thân bạn cũng cần thương hiệu để trở nên nổi bật và...

Tặng 99 Vé Miễn Phí 5 Ngày Học Làm Youtube