Chào mừng bạn đến với Daotaoaffiliate
0837326789

Merchandise là gì? Cách để trở thành Merchandise chuyên nghiệp

5/5 - (3 bình chọn)

Merchandise là một thuật ngữ quen thuộc, thường được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất – thương mại. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ Merchandise là gì? Và muốn biết cách để trở thành Merchandise chuyên nghiệp hãy theo dõi bài viết sau sau đây của DuHa Academy.

Merchandise là gì? Cách để trở thành Merchandise chuyên nghiệp
Merchandise là gì? Cách để trở thành Merchandise chuyên nghiệp

Merchandise là gì?

–  Merchandise được dùng để chỉ hoạt động buôn bán. Mà ở đây là chỉ tất cả các hoạt động hỗ trợ cho việc bán lẻ sản phẩm.

– Bên cạnh đó Merchandise cũng được dùng để chỉ nghề quản lý đơn hàng. Bạn có thể bắt gặp chức danh này trong các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và thương mại được gọi là Merchandiser.

– Merchandiser có nhiệm vụ theo dõi đơn hàng trong các cửa hàng và nhà máy sản xuất của doanh nghiệp. Tại nước ta thuật ngữ Merchandise được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp may mặc.

– Vị trí Merchandise giữ vai trò rất quan trọng và cũng là vị trí không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Merchandise được coi như trung gian kết nối các nhà máy sản xuất với khách hàng.

Vai trò của Merchandise đối với doanh nghiệp

– Mặc dù Merchandiser không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, nhưng họ đảm nhận việc điều phối toàn bộ các hoạt động diễn ra trong quá trình sản xuất ra sản phẩm từ bước đầu tiên cho đến khi đến tay người tiêu dùng.

– Vì vậy Merchandise có vai trò vô cùng quan trong trong các công ty, đặc biệt các công ty may mặc.

1. Tầm quan trọng của Merchandise trong ngành may mặc

– Trong một công ty sản xuất hàng hóa may mặc sẽ có rất nhiều quy trình để tạo ra sản phẩm. Vì vậy để quá trình hoạt động được diễn ra suôn sẻ thì cần phải có bộ phận Merchandise.- những người chịu trách nhiệm quản lý số nguyên liệu từ khâu nhập đến khi thành phẩm.

– Trong nhà máy sản xuất để tạo ra một sản phẩm sẽ cần trải qua rất nhiều bước khác nhau nên để xảy ra sai sót tại bất cứ bước nào đều có thể làm quá trình sản xuất bị ngưng trệ.

– Vì vậy các Merchandise có nhiệm vụ giám sát và giúp hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất.

2. Phân loại chi tiết về Merchandise

Vậy có những phân loại  Merchandise nào?

2.1. Merchandise quản lý đơn hàng FOB

– Công việc chính của vị trí này là theo dõi và quản lý các đơn hàng với khách hàng khi họ có nhu cầu xuất khẩu. Nhân viên thuộc vị trí công việc này sẽ có trách nhiệm đảm bảo các vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất, may mặc.

– Và yêu cầu là họ cần đảm bảo tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi và suôn sẻ nhất.

3.2. Merchandise quản lý đơn hàng CMT

– Tại vị trí công việc này bạn sẽ có nhiệm vụ theo dõi các đơn hàng gia công hoặc đơn hàng giao gia công. Họ sẽ không cần phải chịu trách nhiệm việc cung cấp các nguyên liệu như vị trí FOB.

– Việc cung cấp nguyên liệu sẽ do các nhà máy và phân xưởng đảm nhận vì vậy, công việc này sẽ cần làm việc chủ yếu với bên nhà máy và phân xưởng.

3.3. Merchandise quản lý đơn hàng sản xuất, cung ứng nội địa

– Đây là vị trí được giao nhiệm vụ thực hiện việc cung ứng và theo dõi các đơn hàng sản xuất cho thị trường nội địa. Ở bộ phận này họ sẽ chia nhân viên để quản lí đơn hàng theo khu vực.

– Việc phân chia các nhân viên quản lý đơn hàng cho các khu vực cung ứng khác nhau sẽ có thể giảm tải số lượng công việc cho các nhân viên. Mặc dù việc phân chia như vậy sẽ làm thu hẹp phạm vi công việc nhưng chất lượng và hiệu quả công việc lại được yêu cầu cao hơn.

3.4. Merchandise quản lý đơn hàng tổng hợp

– Những nhân viên này có trách nhiệm theo dõi toàn bộ các đơn hàng của những bộ phận khác, bao gồm FOB, CMT và cả cung ứng nội địa. Họ sẽ chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ công việc.

– Do đó sẽ có yêu cầu cao hơn đối với ứng viên về mặt chuyên môn, sự chuyên nghiệp và khả năng nắm bắt moi việc nhanh chóng cũng như có nền tảng quản lý tốt.

Cách để trở thành Merchandise chuyên nghiệp

Bước đầu để bạn trở thành một Merchandise chuyên nghiệp bạn cần có kiến thức khái quát về công việc mình phải làm.

1. Mô tả công việc của Merchandise

– Những người đảm nhận vị trí quản lý đơn hàng thường thực hiện những công việc phổ biến sau:

  • Tiếp nhận và thực hiện theo đúng yêu cầu của từng đơn hàng để đảm bảo doanh số bán hàng luôn ổn định
  •  Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và chiến lược bán hàng đồng thời đảm bảo hiệu quả việc cung ứng hàng hóa luôn được tối ưu
  • Tổng hợp và phân tích những ý kiến, phản hồi của khách hàng về sản phẩm cũng như phân tích số liệu liên quan của hoạt động bán hàng
  • Phối hợp với đơn vị cung cấp để đảm bảo phân phối hàng hóa theo đúng nhu cầu.
  • Kiểm tra, tối đa hóa mực độ quan tâm, bán hàng của khách hàng
  • Đề xuất các chiến lược phát triển để mở rộng thương hiệu, doanh nghiệp
  • Theo dõi tình hình tài chính của quá trình thực hiện bán hàng
  • Xây dựng mối quan hệ tích cực với đối tác, khách hàng,…

2. Yêu cầu đối với công việc Merchandise chuyên nghiệp

Yêu cầu các công ty với Merchandise
Yêu cầu các công ty với Merchandise

– Yêu cầu các doanh nghiệp:

+ Ứng viên có trình độ từ trung cấp trở lên. Đặc biệt những ứng viên có kinh nghiệm bán hàng thường được các doanh nghiệp ưu tiên.

+ Khả năng giao tiếp và có khả năng duy trì các mối quan hệ.

  • Điều này đặc biệt quan trọng bởi vì Merchandise phải làm việc với rất nhiều khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối khác nhau.
  • Có khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp họ giải quyết hiệu quả những vấn đề phát sinh trong công việc.
  • Tạo dựng mối quan hệ làm việc lâu dài với các đối tác, khách hàng của doanh nghiệp.

+ Ứng viên còn phải có khả năng lập kế hoạch và có khả năng xử lý đồng thời nhiều việc cùng một lúc.

+ Đồng thời ứng viên cũng phải có khả năng đàm phán để thương lượng với khách hàng, nhà cung cấp.

  • Vì Merchandise phải kiêm nhiệm khá nhiều công việc khác nhau: gửi mẫu cho khách hàng, nhà cung cấp, kiểm tra nguyên vật liệu, thông báo sản xuất…

+ Kỹ năng phân tích cùng với khả năng đánh giá thị trường. Ngoài ra, sự quyết đoán cũng là một tố chất mà người quản lý cần phải có. Nhờ vậy họ có thể đưa ra các chiến lược quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn đối với hoạt động kinh doanh của toàn công ty.

9 tố chất tạo nên một Merchandiser giỏi

9 Yếu tố để trở thành Merchandise giỏi
9 Yếu tố để trở thành Merchandise giỏi

Sau khi biết những yêu cầu để trở thành một Merchandiser thành công thì chúng ta hãy cùng  tìm hiểu các tố chất đặc thù riêng của các Merchandiser giỏi nhé.

1. Khả năng tạo hiệu ứng lan tỏa (Halo effect)

– Yếu tố đầu tiên biến bạn thành môt Merchandiser giỏi đó là khả năng lan tỏa.

– Một Merchandiser thành công cần tạo được hiệu ứng lan tỏa, tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng, đồng nghiệp; từ đó giúp mang lại hiệu quả hiệu suất cao trong công việc, chốt được đơn hàng hay dễ dàng có được những giao dịch trong tương lai.

– Ngược lại, tạo ấn tượng hay hiệu ứng lan tỏa không tốt sẽ làm giảm hiệu suất công việc.

– Đối với Visual Merchansider còn yêu cầu cần phải có tư duy thẩm mỹ, sáng tạo có khiếu nghệ thuật để bài trí sắp xếp mặt hàng trưng bày đẹp bắt mắt, truyền tải được thông điệp và thu hút khách hàng.

2. Kỹ năng tính toán nhanh và chính xác

– Kĩ năng thứ hai tạo nên một Merchandise giỏi đó chính là kahr năng tính toán nhanh và chính xác.

– Merchandiser đòi hỏi phải biết tính toán các phép đo và định mức tiêu thụ. Khả năng tính toán nhanh chính xác sẽ giúp bạn dễ dàng có được kết quả và đưa ra quyết định đúng đắn một cách nhanh chóng.

– Merchandiser cần phải biết các hệ số chuyển đổi cơ bản. Để cải thiện kỹ năng này, bạn có thể thực hành hàng ngày nhiều hơn với các con số.

3. Quyết đoán

Khi giao dịch với khách hàng, đôi khi Buyer có thể sẽ yêu cầu bạn đưa ra quyết định quan trọng, Merchandiser cần phải quyết đoán ra quyết định đủ nhanh để luồng giao dịch không bị gián đoạn.

4. Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh

– Có thể nói đây là kỹ năng quan trọng nhất đối với một Merchandiser.

– Mọi Merchandiser đều cần phải có kỹ năng này vì hầu hết thời gian làm việc họ sử dụng để liên hệ với khách hàng và nhà cung cấp. Merchandiser sẽ gặp mặt trực tiếp hoặc liên lạc qua các cuộc gọi điện thoại. Giờ đây, trao đổi giao tiếp với khách hàng trên khắp thế giới đã dễ dàng hơn nhiều nhờ mạng Internet.

– Merchandiser phải giao tiếp với nhiều bên trong đó có không ít đối tác là người nước ngoài. Bạn cũng cần phải có ngoại ngữ tốt ví dụ như thành thạo các kỹ năng nghe, viết và nói tiếng Anh. Ngoài ra nếu biết được ngoại ngữ bổ trợ khác sẽ tạo thêm nhiều lợi thế cho bạn trong công việc.

5. Kỹ năng thuyết phục

Một Merchandiser có khả năng thuyết phục tốt sẽ giúp nhận được nhiều đơn hàng từ khách hàng hay Buyer.

6. Kỹ năng làm việc nhóm

– Công việc của Merchandiser trong một tập đoàn may mặc lớn sẽ đòi hỏi phải làm việc theo nhóm.

– Kết quả công việc sẽ phụ thuộc vào sự phối hợp, hợp tác và hỗ trợ giữa các thành viên trong nhóm. Trong nhóm Merchandiser, mọi người làm việc vì mục tiêu chung và cụ thể, đó là lý do họ cần có kỹ năng làm việc nhóm tốt.

7. Kỹ năng phân tích tốt

– Bên cạnh đó kỹ năng phân tích bao gồm như phân tích thị trường, phân tích tình hình cung cầu các mặt hàng may mặc trong tương lai, phân tích xu hướng diễn biến trong các khoảng thời gian khác nhau, ngưỡng giá và hành vi của giá…

– Một Merchandiser nên có khả năng phân tích xu hướng tốt, sẽ giúp cho việc định hướng được hướng đi đúng đắn trong tương lai.

8. Kiến thức về ngành bạn đang làm

– Ví dụ Merchandiser làm việc trong các xưởng tập đoàn dệt may cần phải có những kiến thức nhất định về ngành may.

– Merchandiser là một công việc thú vị nhưng nó không hề dễ một chút nào, bạn cần phải có kiến thức, khái niệm rõ ràng về sản phẩm và dịch vụ. Thiếu kiến thức có thể dẫn đến hợp đồng với Buyer không được ký kết thành công.

9. Kỹ năng tin học

– Ngày nay, truyền thông online đang ngày càng trở thành một phương tiện giao tiếp dễ dàng nhất giúp kết nối mọi người với nhau. Sự phát triển của công nghệ tin học và internet cũng giúp hỗ trợ nhiều cho việc lưu trữ hồ sơ dữ liệu hay tạo cơ sở dữ liệu.

– Các nhân viên kinh doanh thường sử dụng máy tính và các ứng dụng tin học văn phòng, điều này giúp công việc của họ dễ dàng hơn. Chính vì thế để trở thành một Merchandiser có trình độ, bạn cần phải có kiến thức cũng như các kỹ năng máy tính tốt.

>> Xem ngay: 20+ Công việc kiếm tiền online tại nhà

Lời kết

Tôi tin rằng sau khi tìm hiểu Merchandise là gì? Và những yêu cầu và yếu tố để trở thành một Merchandise giỏi ở bài viết trên, bạn đã có kha khá kiến thức về nghề này để có thể trở thành Merchandiser giỏi. Nếu như bạn có bất cứ thắc mắc hay góp ý nào cho bài viết này hãy comment xuống phía dưới hoặc liên hệ với DuHa Academy, Chuyên gia đào tạo Affiliate Phùng Duy Hoan sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc. Chúc bạn thành công.

Học làm youtube, cách kiếm tiền trên youtube

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

huóng dẫn tạo tài khoản ChatGPT Miễn Phí Tại Việt Nam

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí xem videos và làm theo hướng dẫn để tạo được tài khoản ChatGPT miễn phí, thành công 100% hoặc bấm vào...

User Agent là gì?

User agent là gì? Cách kiểm tra, thay đổi User Agent trên trình duyệt

5/5 - (4 bình chọn) User agent không còn là thuật ngữ xa lạ đối với những người làm web. Vậy bạn đã biết User agent là gì? Cách kiểm...

thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân là gì? Lợi ích, cách xây dựng thương hiệu cá nhân

5/5 - (1 bình chọn) Một sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng thì bán chạy hàng, bản thân bạn cũng cần thương hiệu để trở nên nổi bật và...

Tặng 99 Vé Miễn Phí 5 Ngày Học Làm Youtube