Chào mừng bạn đến với Daotaoaffiliate
0837326789

Lạm phát là gì? Nguyên nhân, ảnh hưởng của lạm phát

5/5 - (1 bình chọn)

Một trong những vấn đề lớn mà nền kinh tế phải đối mặt chính là lạm phát. Lạm phát là gì? Câu hỏi đang được rất được nhiều người quan tâm và thắc mắc. Bạn đã biết hết về vấn đề lạm phát chưa? Chúng có tác động như thế nào đối với nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới? Rất nhiều những câu hỏi được gửi về khóa học đầu tư của chúng tôi. Nếu bạn cũng đang băn khoăn và nhiều thắc mắc về lạm phát, thì cùng xem ngay bài viết dưới đây để có thể giải đáp những thắc mắc cho chính mình nhé!

lạm phát là gì

Lạm phát là gì?

Lạm phát là tình trạng vật giá leo thang khiến giá của tất cả các loại hàng hóa hay dịch vụ trở nên cao hơn mức trước đó. Lạm phát làm cho sức mua của người dân suy giảm, nghĩa là với cùng một lượng tiền nhưng giờ đây bạn sẽ mua được ít hàng hóa hơn so với trước đó.

Ví dụ: Năm 2020 bạn mua 1 ổ bánh mì thịt với giá 10.000 đồng, nhưng đến năm 2030 bạn mua 1 ổ bánh mì cũng như vậy nhưng với giá 50.000 đồng. Đó chính là sự mất giá của đồng tiền hay còn gọi là lạm phát.

Lạm phát cũng có nghĩa là sự giảm giá trị đồng tiền của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác.

Ví dụ: Đô la Mỹ năm 2020 có thể quy đổi được 23.100 Việt Nam Đồng. Nhưng năm 2030 thì 1 đô la Mỹ có thể quy đổi được chẳng hạn như 30.000 Việt Nam Đồng, thì ta gọi VNĐ bị lạm phát, hay đồng tiền này bị suy giảm so với kinh tế nước Mỹ và thế giới.

Lạm phát có thể ảnh hưởng đến các nền kinh tế theo nhiều cách tích cực và tiêu cực khác nhau.

Các mức độ lạm phát hiện nay

Lạm phát bao gồm 3 mức độ chính từ đơn giản đến phức tạp, được đánh giá dựa theo tỷ lệ phần trăm của lạm phát. Cụ thể:

  • Lạm phát tự nhiên: Có tỷ lệ lạm phát từ 0 – dưới 10%
  • Lạm phát phi mã: Là mức độ lạm phát xảy ra với giá cả tăng nhanh, tỷ lệ từ 10% đến dưới 1000%
  • Siêu lạm phát: xảy ra khi LP tăng nhanh với tốc độ chóng mặt, tỷ lệ trên 1.000%. Siêu lạm phát để lại hậu quả to lớn và khó lòng khắc phục. Tuy nhiên, siêu lạm phát rất hiếm khi xảy ra.

Nguyên nhân dẫn đến lạm phát là gì?

Nguyên nhân dẫn đến bởi một số nguyên nhân chính sau đây:

1. Do cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo được hiểu là khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên, sẽ kéo theo giá cả cũng tăng. Đồng thời dẫn đến giá cả của hàng loạt hành hóa khác cũng “leo thang”. Như vậy, giá trị của đồng tiền cũng bị mất giá, do đó, người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để mua một hàng hóa hoặc sử dụng một dịch vụ.

2. Do chi phí đẩy

Lạm phát do chi phí đẩy được liệt kê là giá cả nguyên liệu mua vào, thuế, tiền lương công nhân, chi phí bảo hiểm, tiền máy móc,… của một doanh nghiệp. Một khi những chi phí này tăng lên sẽ buộc doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm để đảm bảo thu được lợi nhuận. Điều này dẫn đến tình trạng mức giá chung của toàn thể kinh tế tăng theo.

3. Lạm phát do cơ cấu

Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động.

nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát.

4. Do xuất khẩu

Là hiện tượng lạm phát do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. Tổng cầu từ trong nước lẫn nước ngoài khiến tổng cung không đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khi đó, giá cả của các sản phẩm thiếu hụt sẽ tăng lên.

5. Do nhập khẩu

Khi hàng hóa nhập khẩu tăng do thuế hoặc do giá cả khiến giá bán ra trong nước cũng tăng theo. Nếu mức giá chung bị giá cả của hàng hóa nhập khẩu đội lên sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát.

6. Lạm phát do tiền tệ

Đây là nguyên nhân từ các ngân hàng khiến lượng tiền trong nước tăng, phát sinh lạm phát. Khi ngân hàng tiến hành mua ngoại tệ vào để giữ đồng tiền trong nước không mất giá. Hoặc, có thể do ngân hàng mua trái theo yêu cầu nhà nước, khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhiều.

7. Do cầu thay đổi

Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.

Quy định về lạm phát

quy định về lạm phát
Đến đây chắc hẳn chúng ta đã hiểu lạm phát là gì, cùng tìm hiểu về các quy định nhé.

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định liên quan đến lạm phát như sau (Điều 3 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam):

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện;

Thứ hai, Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm;

Thứ ba, Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia;

Thứ tư, chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyển, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chĩ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.

Liên quan đến việc khống chế lạm phát, Bộ Tài chính có nhiệm vụ “chủ trì, phôi hợp với các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng, trình Chính phủ quyết định chính sách và giải pháp tài chính trong phạm vi được phân công để kiềm chế và chông lạm phát hoặc thiểu phát trong nền kinh tể.

Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế

Lạm phát có những tác động đến nền kinh tế của một đất nước theo nhiều mặt gồm cả tích cực và tiêu cực. Trong đó:

1. Ảnh hưởng tích cực

Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế. Khi tốc độ lạm phát vừa phải đó là từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:

+ Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.

+ Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc. Tuy nhiên, đây là công việc khó và đầy mạo hiểm nếu không chủ động thì sẽ gây nên hậu quả xấu.

Tóm lại, lạm phát là căn bệnh mãn tính của nền kinh tế thị trường, nó vừa có tác hại lẫn lợi ích. Khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lp ở tốc độ vừa phải thì nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

2. Ảnh hưởng tiêu cực

Những ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát là gì? Tham khảo thông tin dưới đây nhé!

2.1. Tác động lên lãi suất

Lạm phát của các quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và triền miên; có ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia. Trong đó, tác động đầu tiên là tác động lên lãi suất.

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát

Do đó khi tỷ lệ lp tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thật ổn định và thực dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên. Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.

2.2. Tác động vào thu nhập thực tế

Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động có quan hệ với nhau qua tỷ lệ lạm phát. Khi nó tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống.

có ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia

Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản; không có lãi mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi; tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức. Đó là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lp tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa; để bù vào tỷ lệ tăng cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng.

Từ đó, thu nhập ròng (thực) của của người cho vay; bằng thu nhập danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lp bị giảm xuống; sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội. Như suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn; sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ..

2.3. Tác động vào phân phối thu nhập không bình đẳng

Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống; người đi vay sẽ có lợi trong việc vay vốn trả góp để đầu cơ kiếm lợi. Do vậy càng tăng thêm nhu cầu tiền vay trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao.

Khi ttăng cao còn khiến những người thừa tiền và giàu có; dùng tiền của mình vơ vét và thu gom hàng hoá, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện; tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung – cầu; hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá cũng lên cơn sốt cao hơn.

Cuối cùng, những người dân nghèo vốn đã nghèo càng trở nên khốn khó hơn. Họ thậm chí không mua nổi những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, trong khi đó, những kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hoá và trở nên càng giàu có hơn. Tình trạng lp như vậy sẽ có thể gây những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo.

2.4. Ảnh hưởng đến nợ quốc gia

Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân; nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng hơn. Chính phủ được lợi trong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài. Lý do là vì: nó đã làm tỷ giá giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn; so với đồng tiền nước ngoài tính trên cá khoản nợ.

Cách đo lường lạm phát

Ngoài những chia sẻ về nguyên nhân, chúng tôi còn chia sẻ về cách đo lường. Lạm phát sẽ được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi giá cả; của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Thông thường sẽ dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức; cơ quan Nhà nước, các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh….

Nó được đo lường dựa trên chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá cả CPI. Theo đó, được tính theo bình quân gia quyền của một nhóm các hàng hóa thiết yếu. Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau; để đưa ra một chỉ số giá cả đo mức giá cả trung bình; là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Tỷ lệ lạm; phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này.

Cách kiểm soát lạm phát

Có nhiều phương pháp và chính sách đã và đang được sử dụng để kiểm soát. Bao gồm:

  • Giảm lượng tiền giấy lưu thông để giảm bớt lượng nhàn rỗi dư thừa
  • Phát hành trái phiếu.
  • Tăng lãi suất tiền gửi.
  • Giảm sức ép lên giá cả, hàng hóa dịch vụ…
  • Thi hành chính sách tài chính thắt chặt
  • Tạm hoãn các khoản chưa chưa cần thiết.
  • Cân đối lại ngân sách Nhà nước.
  • Cắt giảm chi tiêu.
  • Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong lưu thông
  • Khuyến khích tự do mậu dịch.
  • Giảm thuế quan.
  • Các biện pháp hàng hóa từ ngoài vào.
  • Đi vay viện trợ nước ngoài và cải cách tiền tệ

Lời kết

Với những kiến thức trên hy vọng đã giúp các bạn có thể trả lời được lạm phát là gì khi đi đầu tư có thể tính toán được lợi nhuận thực tế của dự án. Nếu các bạn còn thắc mắc nào về lạm phát hay các vấn đề về đầu tư hãy comment phía dưới bài viết. Đừng quên truy cập website daotaoaffiliate.com thường xuyên để cập nhật những bài viết mới nhất nhé!

>> Xem ngay: Bảng xếp hạng đồng tiền có giá trị cao nhất thế giới hiện nay

Học làm youtube, cách kiếm tiền trên youtube

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

huóng dẫn tạo tài khoản ChatGPT Miễn Phí Tại Việt Nam

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản ChatGPT OpenAI Miễn Phí xem videos và làm theo hướng dẫn để tạo được tài khoản ChatGPT miễn phí, thành công 100% hoặc bấm vào...

User Agent là gì?

User agent là gì? Cách kiểm tra, thay đổi User Agent trên trình duyệt

5/5 - (4 bình chọn) User agent không còn là thuật ngữ xa lạ đối với những người làm web. Vậy bạn đã biết User agent là gì? Cách kiểm...

thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân là gì? Lợi ích, cách xây dựng thương hiệu cá nhân

5/5 - (1 bình chọn) Một sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng thì bán chạy hàng, bản thân bạn cũng cần thương hiệu để trở nên nổi bật và...

Tặng 99 Vé Miễn Phí 5 Ngày Học Làm Youtube